Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0: Ưu tiên hàng đầu
Phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo là yếu tố nền tảng quyết định đến năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, ngành, lĩnh vực và DN. Bởi vậy, các DN cần nhanh chóng nắm bắt được các xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực trong một môi trường phát triển mới, đồng thời đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới, thực hiện chuyển đổi số tiến tới sản xuất thông minh, hướng tới sự phát triển bền vững của DN, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều yếu tố bất định.
Bà Kiều Nguyễn Việt Hà - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) |
CMCN 4.0 sẽ giúp DN giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Đồng thời, còn giúp các DN có khả năng cạnh tranh ở những thị trường mới với những sản phẩm và dịch vụ mới. Đó chính là các sản phẩm số, dịch vụ số được phát triển dựa trên nền tảng dữ liệu của DN.
Xin bà chia sẻ về những hoạt động hỗ trợ cụ thể của Bộ Công Thương giúp DN đổi mới công nghệ, nhằm nhanh chóng tiếp cận và tận dụng cơ hội từ cuộc CMCN 4.0?
Trong giai đoạn đầu, Bộ Công Thương đã tập trung cung cấp thông tin cho DN; kết nối DN trong nước với các DN hàng đầu nước ngoài về lĩnh vực này; triển một số mô hình thí điểm về sản xuất thông minh trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương để từng bước triển khai, nhân rộng.
Bộ Công Thương đã hợp tác với Tập đoàn Siemens của Đức để thực hiện việc đánh giá mức độ sẵn sàng về chuyển đổi số trong các DN số, trên cơ sở đó, tư vấn DN xây dựng lộ trình để thực hiện chuyển đổi số. Hiện nay, thực hiện phân công của Chính phủ, Bộ Công Thương đang xây dựng để trình Thủ tướng phê duyệt Đề án hỗ trợ DN ứng dụng công nghệ 4.0, thực hiện chuyển đổi số để phát triển sản xuất thông minh giai đoạn 2021 - 2030. Đề án đang được tổ chức lấy ý kiến của các bộ, ngành, DN, các tổ chức nghiên cứu để hoàn thiện và trình Thủ tướng trong năm nay.
Đề án hỗ trợ DN ứng dụng công nghệ 4.0, thực hiện chuyển đổi số để phát triển sản xuất thông minh giai đoạn 2021 - 2030 đang được Bộ Công Thương xây dựng sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chính nào thưa bà?
Đề án này được xây dựng trên quan điểm lấy DN là trung tâm, tập trung giải quyết các thách thức cơ bản mà DN phải đối mặt khi ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số và triển khai sản xuất thông minh, từ góc độ thể chế và quy định quản lý, phương pháp và công nghệ...
Đề án gồm 5 nhóm nhiệm vụ chính, tập trung vào 2 nhóm vấn đề: Thứ nhất, thiết lập cơ chế, môi trường chính sách thuận lợi cho hoạt động ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo cho DN. Thứ hai, hỗ trợ phát triển năng lực toàn diện cho các DN gồm: Phát triển nguồn nhân lực số, hình thành các nguồn tài nguyên và hạ tầng số dùng chung; đầu tư phát triển các nền tảng và công cụ, giải pháp công nghệ cho phép DN cá thể hóa giải pháp chuyển đổi số...
Xin cảm ơn bà!
Bộ Công Thương kỳ vọng việc triển khai tổ chức các nhiệm vụ sẽ tạo cú huých quan trọng giúp DN Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, phản ứng linh hoạt trong điểu kiện điều kiện mới, có nhiều thay đổi và yếu tố bất định, từ đó duy trì sự phát triển bền vững. |