Từ bài viết của Tổng Bí thư nghĩ về công nghệ 4.0 và X.0

Cách mạng khoa học, công nghệ đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, tạo nên sự biến cách to lớn trong đời sống xã hội, đặt ra những yêu cầu mới.
Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp hoạt động khoa học, công nghệ 'Cởi trói' cơ chế, kỳ vọng tạo 'sóng' đầu tư công nghệ Toàn văn bài viết HỌC TẬP SUỐT ĐỜI của Tổng Bí thư Tô Lâm

Những "chuyến tàu" của thời đại

Bài viết với tiêu đề "Học tập suốt đời" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu, cách mạng 4.0 đang diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng có, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số khiến một phần nội dung giảng dạy tại nhà trường hôm nay có thể thành lạc hậu, lỗi thời sau vài năm. Hơn thế, những điều phổ biến hiện nay, 10 năm trước còn chưa xuất hiện và có 65% những công việc hiện nay sẽ bị thay thế bởi công nghệ trong những năm tới.

Hoạt động nghiên cứu, sản xuất tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
Hoạt động nghiên cứu, sản xuất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Trong bài viết viết này, Tổng Bí thư cũng chỉ ra: “Một bộ phận biểu hiện ngại học, không có khái niệm học thường xuyên, học suốt đời nên trở thành lạc hậu, bảo thủ, không thích nghi và bắt nhịp với "guồng quay" hối hả của nhịp sống "vũ bão" thời khoa học và công nghệ 4.0 và X.0”...

Những cụm từ “cách mạng 4.0”, “cách mạng khoa học công nghệ”, “công nghệ 4.0 và X.0” được nhấn mạnh trong bài viết đã cho thấy mức độ quan trọng, “sức nóng” của công nghệ cũng như việc nắm bắt xu hướng và thích ứng với sự biến đổi công nghệ.

Có thể nói, trong những năm qua, ngành công nghiệp đã trải qua nhiều cuộc cách mạng. Gần đây nhất, chúng ta thường nghe nhắc tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công nghiệp 5.0, nhưng trong tương lai không xa, thời đại 6.0 sẽ ra đời, mở ra kỷ nguyên mới cho các ứng dụng công nghệ 6.0.

Trong đó, đặc điểm của công nghiệp 4.0 là sử dụng tự động hóa và trao đổi dữ liệu làm nền tảng. Các công nghệ chủ đạo trong cuộc cách mạng này là Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), học máy, In 3D, dữ liệu lớn và điện toán đám mây. Những công nghệ này đã giúp hình thành nhiều mô hình như sản xuất thông minh, năng lượng thông minh, thành phố thông minh…

Trên nền tảng của công nghiệp 4.0 và những thành tựu quản lý hiện đại, các nước phát triển đang tiên phong xây dựng mô hình “công nghiệp 5.0" và trong thời đại 5.0, máy móc và con người sẽ phối hợp làm việc chung với nhau. Máy móc sẽ thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và nguy hiểm trong khi con người tập trung vào những công việc phức tạp, sáng tạo hơn. Cuộc cách mạng này giúp cải thiện đáng kể hiệu suất, hiệu quả và chất lượng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Công nghệ 6.0 sẽ là sự phát triển tiếp theo trong chuỗi cách mạng công nghiệp, tập trung vào trí tuệ nhân tạo tiên tiến, tự động hóa tối đa, khả năng tự học và tương tác. Cuộc cách mạng này sẽ đặt nền tảng cho sự phát triển vượt bậc của công nghệ số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, y tế, giao thông, nông nghiệp…

Những cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, 5.0, 6.0 và thậm chí cao hơn nữa... là điều tất yếu sẽ diễn ra và buộc các quốc gia phải có sự chuẩn bị từ sớm, để không bị chậm chân trong các “chuyến tàu” của thời đại. Bởi nếu vẫn giữ nguyên mô hình cũ chắc chắc sẽ tụt hậu và đến một lúc nào đó sẽ trở thành “ốc đảo” cũng như bị đào thải trong cuộc chơi mới.

Có một chuyên gia đã ví von: "Ngày xưa, nhà bác học Acsimet nói: Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên. Ngày nay, cho tôi AI, tôi sẽ đưa Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình”. Điều này cho thấy sức mạnh to lớn của công nghệ, là "vũ khí" quan trọng tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ của quốc gia, đồng thời, "luồng gió mới" giúp nhiều doanh nghiệp vươn mình ra thế giới và cơ hội sẽ chỉ dành cho những ai biết nắm bắt.

Chúng ta còn nhớ câu chuyện Grap - một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải, dù không hoàn toàn sở hữu bất kỳ một tài sản vật lý nào như ô tô, xe máy… nhưng vẫn nắm trong tay một hệ thống vận tải hùng hậu. Và "cánh tay phải" đắc lực đưa đoanh nghiệp này phủ sóng thị trường Đông Nam Á, chính là nhờ công nghệ AI.

Hay chỉ 5 ngày sau khi được ra mắt, ChatGPT - một chatbot mang trí tuệ nhân tạo, được tạo bởi một công ty khởi nghiệp có tên OpenAI, đã thu hút 1 triệu người dùng. Gã khổng lồ công nghệ Microsoft đã đầu tư 10 tỷ USD vào OpenAI, muốn tích hợp sức mạnh của ChatGPT vào những sản phẩm của mình.

Sự ra đời của ChatGPT đã nổ phát súng đầu tiên trong cuộc đua công nghệ trí tuệ nhân tạo. Các chuyên gia tại công ty kiểm toán PwC dự đoán rằng, AI có thể thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu thêm hơn 15.000 tỷ USD vào năm 2030.

“Chìa khóa vạn năng” mở ra cánh cửa thành công

Để có thể phát triển và cạnh tranh trong một thời đại “siêu thông minh” như trên, buộc Việt Nam phải chủ động thích ứng, đón đầu xu thế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là một trong những "chìa khóa" để giúp chúng ta nhập cuộc thành công.

Công nghệ 4.0
Cách mạng khoa học - công nghệ đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Ảnh minh họa

Còn nhớ, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: Thị trường lao động cũng biến đổi theo xu thế. Trong thời đại 4.0, mặc dù không thể thiếu đất đai, tài nguyên khác, nhưng chúng ta phải dựa vào yếu tố con người vừa là động lực, mục tiêu cho sự phát triển. Do đó, con người phải thích ứng trong điều kiện mới.

Tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra đầu năm 2025, người đứng đầu Chính phủ tiếp tục khẳng định, cùng với việc tăng cường đầu tư hạ tầng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, phát triển và trọng dụng nhân lực chất lượng cao chính là yếu tố then chốt, là “chìa khóa vạn năng” mở ra cánh cửa thành công.

Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã trở thành nhiệm vụ quan trọng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên công nghệ. Tại Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia nêu rõ: Phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Thực tiễn, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại nước ta đã được chú trọng, để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp. Đảng đã có những quyết sách lớn như: Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi), tạo những điều kiện quan trọng để mở đường cho các trường đại học cũng như đào tạo trình độ đại học chất lượng cao.

Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu đưa giáo dục quốc gia cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Đến nay, Việt Nam đã bước đầu hình thành đội ngũ nhân lực có năng lực chuyên môn cao trong một số ngành, trong đó nhiều nhà khoa học có uy tín, được thế giới công nhận; dần hình thành một số tổ chức khoa học và công nghệ tiên tiến tầm cỡ quốc tế ở cả khu vực công và tư.

Mặc dù vậy, nếu nhìn trên bình diện rộng, Việt Nam vẫn đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là ở các ngành nghề mới, thu hút đầu tư nước ngoài. Theo thống kê, tổng nhân lực ngành công nghệ thông tin của Việt Nam năm 2024 đạt 561.000 người, chỉ chiếm 1,1% tổng số lao động cả nước.

Quay trở lại bài viết với tiêu đề "Học tập suốt đời", Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục theo định hướng mở, linh hoạt, liên thông, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi công dân và thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động. Có các giải pháp cụ thể nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, ý nghĩa của học tập suốt đời và sự đóng góp của học tập suốt đời đối với nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của nguồn nhân lực quốc gia.

"Chúng ta đang sống trong thời đại mà mà tri thức, kiến thức, hiểu biết sẽ giúp con người phát huy cao độ tiềm năng để tận dụng tốt các cơ hội, ứng phó hiệu quả với những thách thức để phát triển bền vững; cũng là thời đại mà khối lượng kiến thức của nhân loại tăng lên hằng ngày theo cấp số nhân" - Tổng Bí thư chỉ ra.

Cách mạng khoa học - công nghệ đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, tạo nên sự biến cách to lớn trong đời sống xã hội, đặt ra những yêu cầu mới, nhu cầu mới, nhiệm vụ mới, suy nghĩ mới, hành động mới với mỗi người dân Việt Nam.

"Thời gian và cơ hội không chờ đợi ai" và hãy tận dụng thế mạnh về trí tuệ, nguồn nhân lực, tinh thần khởi nghiệp sáng tạo cùng hào khí Việt Nam để góp phần đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, học tập suốt đời trở thành một quy luật sống; không chỉ giúp mỗi cá nhân nhận biết, thích nghi, không tụt hậu trước sự biến đổi từng ngày của thế giới hiện tại, làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, vượt qua khó khăn, thử thách để ngày càng tiến bộ và định vị bản thân trong xã hội hiện đại; cao hơn, đây là chìa khoá quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương vụ Hoa Kỳ: Chủ động tìm hiểu thông tin chính sách thuế mới, tham mưu kịp thời

Thương vụ Hoa Kỳ: Chủ động tìm hiểu thông tin chính sách thuế mới, tham mưu kịp thời

Ngay sau khi Hoa Kỳ ra Sắc lệnh thuế đối ứng, thương vụ đã chủ động liên hệ với các đối tác, tìm hiểu kỹ hơn các căn cứ để tìm giải pháp thích ứng.
Hơn 2.000 kiến nghị cử tri gửi Quốc hội: Giải quyết đến đâu?

Hơn 2.000 kiến nghị cử tri gửi Quốc hội: Giải quyết đến đâu?

Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đã tiếp nhận, tổng hợp được 2.033 kiến nghị của cử tri.
Thủ tướng Chính phủ họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá Việt Nam

Sáng 3/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Công Thương trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Trump áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, Việt Nam chịu mức 46%

Tổng thống Trump áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, Việt Nam chịu mức 46%

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2/4 (giờ Mỹ) cho biết sẽ áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

Chiều 2/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về thúc đẩy kinh tế.
Nhà vua Bỉ dự khai trương Tổ hợp văn phòng Dịch vụ Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong

Nhà vua Bỉ dự khai trương Tổ hợp văn phòng Dịch vụ Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong

Ngày 2/4, Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu dự khai trương Tổ hợp văn phòng Dịch vụ Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong tại thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh.
Tổng Bí thư đề nghị Liên bang Nga tăng cường hợp tác công nghệ, năng lượng, điện hạt nhân với Việt Nam

Tổng Bí thư đề nghị Liên bang Nga tăng cường hợp tác công nghệ, năng lượng, điện hạt nhân với Việt Nam

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi Nga là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại và mong muốn giữ vững mối quan hệ tốt đẹp.
Tổng Bí thư Tô Lâm nói gì về vai trò, trách nhiệm của cán bộ xã khi bỏ cấp huyện?

Tổng Bí thư Tô Lâm nói gì về vai trò, trách nhiệm của cán bộ xã khi bỏ cấp huyện?

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc cấp xã phải chủ động hơn trong nhiều lĩnh vực như quản lý y tế, giáo dục và xóa đói, giảm nghèo...
Thủ tướng: Cần mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Cần mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân".
Bộ Công Thương tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư 79/2020/TT-BCA

Bộ Công Thương tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư 79/2020/TT-BCA

Bộ Công Thương có Văn bản 2092/BCT-TCCB ngày 25/3/2025 về việc tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư 79 của Bộ Công an về tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh.
Nhà vua Vương quốc Bỉ: Hải Phòng có nhiều lợi thế tạo ra cơ hội hợp tác mới cho doanh nghiệp Bỉ

Nhà vua Vương quốc Bỉ: Hải Phòng có nhiều lợi thế tạo ra cơ hội hợp tác mới cho doanh nghiệp Bỉ

Chiều 2/4, lãnh đạo TP. Hải Phòng tiếp đón Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde cùng Đoàn công tác thăm và làm việc tại Hải Phòng.
Việt Nam nằm trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Việt Nam nằm trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu.
Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ phục vụ Đại hội XIV của Đảng

Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ phục vụ Đại hội XIV của Đảng

Theo Thường trực Ban Bí thư, thời gian từ nay đến Đại hội XIV chỉ còn khoảng 9 tháng, đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ.
Tổng Bí thư chỉ đạo hoàn thiện đề án tổ chức quân sự địa phương

Tổng Bí thư chỉ đạo hoàn thiện đề án tổ chức quân sự địa phương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13 để xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương tinh, gọn, mạnh.
Hội nghị Quân ủy Trung ương xem xét Đề án quân sự địa phương

Hội nghị Quân ủy Trung ương xem xét Đề án quân sự địa phương 'tinh, gọn, mạnh'

Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13 thảo luận Đề án quân sự địa phương "tinh, gọn, mạnh", nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Armenia tiếp tục tạo nền tảng để thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại - đầu tư...
Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Việt Nam công bố Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, khẳng định vai trò đối tác tin cậy, có trách nhiệm và luôn nỗ lực vì lòng tin chiến lược.
Việt Nam - Bỉ nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Việt Nam - Bỉ nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Hai nhà lãnh đạo nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như năng lượng tái tạo, đặc biệt là tuabin điện gió và hydrogen xanh.
Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.
Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Nhà vua Bỉ Philippe khẳng định, Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) có lợi cho cả hai nước và phía Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định này.
Tổng Bí thư: Chuyển đổi số là

Tổng Bí thư: Chuyển đổi số là 'con đường duy nhất' đưa đất nước phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học, công nghệ và chuyển đổi số như con đường duy nhất để phát triển đất nước, nâng cao năng suất lao động.
Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Theo đại biểu Quốc hội, vấn đề quan trọng đang được đặt ra là sáp nhập các tỉnh thế nào để tỉnh mới phát huy được thế mạnh và phát triển sau sắp xếp.
Phân định rõ thẩm quyền để tinh gọn bộ máy

Phân định rõ thẩm quyền để tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân định rõ thẩm quyền của từng cấp chính quyền trong bối cảnh sắp xếp bộ máy hành chính.
Mobile VerionPhiên bản di động