Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

Đầu tư hạ tầng thương mại miền núi, xúc tiến thương mại tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS đã và đang được Hà Giang đẩy mạnh.
Đòn bẩy để đặc sản miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo vươn xa Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù!

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719 ngày 14/10/2021. Trong đó, chương trình thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 10 dự án và 12 tiểu dự án.

Các dự án bao gồm: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; phát triển giáo dục đào tạo nâng cao nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của DTTS và phát triển du lịch; chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tổng kế hoạch vốn đối với 10 dự án thành phần thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 hơn 8.730 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương gần 7.779 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của địa phương và các vốn khác.

Trên cơ sở phê duyệt của Chính phủ, tỉnh Hà Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo,Tổ giúp việc và xây dựng Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Theo đó, Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 25 về lãnh đạo triển khai chương trình, nêu rõ mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng DTTS bình quân đạt 8%/năm trở lên. Phấn đấu giảm 29 xã/127 xã thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS giảm bình quân 4%/năm trở lên.

Bên cạnh đó, xác định kết cấu hạ tầng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS. Vì vậy, thời gian qua Hà Giang đã tập trung chỉ đạo, lồng ghép các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn hoàn thiện và đồng bộ. Đến nay 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã; 90% thôn, tổ dân phố vùng đồng bào DTTS có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt cộng đồng; toàn tỉnh đã có 170 chợ, trong đó có 20 chợ thành thị, 143 chợ nông thôn, 7 chợ gia súc; hệ thống điện lưới cũng đã được kéo về tận thôn, bản... nhờ đó hệ thống cơ sở hạ tầng ở những vùng khó cũng đã được nâng cao.

Để tìm hiểu rõ hơn về những kết quả đạt được và giải pháp trong thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa thông qua xúc tiến thương mại, chế biến sâu tại Hà Giang, góp phần vào thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang Trần Việt Thế.

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang
Ông Trần Việt Thế - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang. Ảnh: Phạm Tiệp

Thưa ông, công tác đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn nhằm cụ thể hóa Chương trình MTQG về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 tại Hà Giang đã đạt được kết quả như thế nào?

Về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, đến thời điểm báo cáo trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp 19 công chợ tại 19 xã thuộc địa bàn 08 huyện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang
Hạ tầng cơ sở thương mại tại Hà Giang đang từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại. Ảnh: Phạm Tiệp

Qua công tác phối hợp thẩm định danh mục dự án dự án đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hàng năm. Địa bàn, đối tượng và phạm vi hoạt động đối với các công trình chợ nêu trên đều phù hợp với các yêu cầu của tiêu chí chương trình như: Chợ trong quy hoạch tại các xã, huyện trong kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đồng thời, phù hợp với định hướng, lấy mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới làm trung tâm, theo Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND ngày 27/5/2022, Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 27/5/2022, Nghị quyết số 04/2022/NQ-HĐND ngày 27/5/2022 và Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của HĐND tỉnh; thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các chợ đang hoạt động nhưng cơ sở vật chất xuống cấp, cần đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới để đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo đó công tác đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong giai đoạn từ 2022 - 2023, UBND các huyện (chủ đầu tư) đã triển khai đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp 18 công trình. Tổng kinh phí thực hiện đạt 40.364,71 triệu đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển, hiện đã giải ngân được 17.115,736 triệu đồng.

Năm 2022, số lượng công trình cơ sở hạ tầng được duy tu bảo dưỡng thông qua triển khai đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp 09 công trình chợ (đã hoàn thành 05/09 công trình) với tổng kinh phí đầu tư thực hiện là 12.940,347 triệu đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển, hiện đã giải ngân được 7.752,736 triệu đồng.

Năm 2023, toàn tỉnh Hà Giang đang triển khai đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp 08 công trình chợ với tổng kinh phí đầu tư thực hiện là: 27.424,363 triệu đồng đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển.

Song song với công tác đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại, công tác quản bá, xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được ngành Công Thương Hà Giang thực hiện ra sao, thưa ông?

Hà Giang có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp; do đó, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định “Phát triển du lịch, nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị” là một trong 3 khâu đột phá, chiến lược.

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang
Nhiều gian hàng, điểm trưng bày các sản phẩm OCOP được Hà Giang đầu tư, xây dựng nhằm quảng bá sản phẩm đặc sản đạt chất lượng cao. Ảnh: Thu Hường

Thông qua việc ban hành, triển khai nhiều cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch cụ thể về khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa và hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xúc tiến quảng bá sản phẩm, đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đến nay, toàn tỉnh hiện có: 08 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý; một số sản phẩm đã tạo thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn,... Đồng thời, thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” - OCOP, đến nay tỉnh đã đánh giá, phân hạng cho 270 sản phẩm đạt từ 03 đến 05 sao (trong đó có 02 sản phẩm chè Shan tuyết cổ thụ đạt “Sản phẩm OCOP cấp Quốc gia”).

Nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh, đẩy mạnh kết nối, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh; trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia của Bộ Công Thương, đã tạo điều kiện tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tại địa phương. Qua đó, đã nâng tầm giá trị cho các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông sản. Một số sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh đã tạo được thị trường ổn định ở trong nước, tham gia vào các hệ thống phân phối hiện đại, như: Siêu thị, trung tâm thương mại, sàn thương mại điện tử… và xuất khẩu sang thị trường một số nước. Đây là minh chứng rõ nét cho những nỗ lực của tỉnh trong chính sách phát triển cây trồng, vật nuôi.

Xác định công tác xúc tiến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quan trọng để kết nối các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang
Công tác quảng bá các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang được triển khai mạnh mẽ thông qua hoạt động du lịch. Ảnh: Thu Hường

Trong những năm qua, Sở Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tích cực tham mưu thực hiện các chính sách của Trung ương, địa phương để triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, từng bước nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời, phối hợp tổ chức các hội chợ triển lãm cấp vùng; tham gia Hội nghị xúc tiến thương mại, Hội nghị kết nối cung cầu tại các tỉnh, thành phố… Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, đã tạo điều kiện cho các đơn vị quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản của tỉnh đến đông đảo cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến tỉnh Hà Giang trong giai đoạn vừa qua phát triển có tốc độ cao, ổn định, đúng định hướng. Sản phẩm chủ yếu gồm: chế biến gỗ, chế biến chè, chế biến dược liệu, đồ uống...Hoạt động sản xuất công nghiệp đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia, tỉnh đã thu hút được một số dự án lớn trong công nghiệp chế biến lâm sản

Ngành nông nghiệp của tỉnh cũng đã và đang triển khai tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ. Việc tăng cường chế biến, gia tăng giá trị sản phẩm nhiều hơn đã tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cao hơn cho nông dân. Qua đó, một số loại nông sản của tỉnh Hà Giang đã tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của trong và ngoài nược, cụ thể: Chè, ván ép là một trong những mặt hàng thành công nhất.

Quá trình đổi mới, hoàn thiện thể chế, môi trường kinh doanh đã góp phần nâng cao năng lực tham gia của hàng nông sản.

Mặc dù đã đạt được kết quả nhất định song trong quá trình triển khai thực hiện, sẽ còn một số khó khăn cần tháo gỡ, ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề nàyy?

Thực tế hiện nay một số sản phẩm của tỉnh có quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế để phát triển trở thành hàng hóa đặc trưng. Nhiều sản phẩm đặc hữu có chất lượng tốt, nhưng chủ yếu vẫn tiêu thụ ở dạng thô hoặc mới qua sơ chế, dẫn đến giá trị sản phẩm không cao, khó cạnh tranh với sản phầm cùng loại trên thị trường.

Các hình thức liên doanh, liên kết hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp chưa cao, chưa bền vững. Công tác ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do chưa quy hoạch được vùng sản xuất tập trung quy mô lớn.

Bên cạnh đó, nhận thức về sản xuất hàng hóa, trình độ canh tác, liên kết sản xuất của người dân còn hạn chế (chủ yếu sản xuất những thứ mình có, chưa chú trọng đến những sản phẩm thị trường cần); Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa tác động mạnh vào sản xuất.

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang
Hợp tác xã Dệt lanh Cán Tỷ nhờ quảng bá qua các kênh truyền thông đã được nhiều du khách nước ngoài tìm đến. Ảnh: Thu Hường

Một số hợp tác xã, đơn vị sản xuất, kinh doanh chưa thể hiện rõ trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm (chưa tuân thủ các hướng dẫn về quy trình sản xuất, thu hái, bảo quản...) dẫn đến chất lượng không đảm bảo, ảnh hưởng đến công tác xúc tiến thương mại và giữ vững thương hiệu cho sản phẩm.

Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô vừa và nhỏ, thiếu nguồn vốn, nguồn nhân lực nên chưa mạnh dạn ứng dụng Công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh (đa phần các doanh nghiệp, đơn vị không có nhân viên quản trị mạng, dữ liệu công nghệ thông tin, quản trị các sản phẩm, gian hàng của mình trên sàn giao dịch, dẫn đến khó khăn, hạn chế trong việc tiếp nhận các thông tin, đơn hàng và giải quyết đơn hàng cho khách hàng).

Các chính sách khuyến công, khuyến nông, thương mại, khoa học - công nghệ... được ban hành và thực hiện, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp tỉnh Hà Giang, nâng cao giá trị chế biến và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh. Song bên cạnh đó vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém.

Cụ thể, tình trạng sản xuất manh mún khiến cho khó thực hiện cơ giới hóa, năng suất thấp, chất lượng không đồng đều. Hầu hết các hộ nông dân đều thiếu năng lực tiếp cận thị trường, sản xuất theo kinh nghiệm và dựa vào những tính toán chủ quan về thị trường.

Hàng nông sản của tỉnh mới chỉ tham gia được vào các khâu: trồng trọt, thu gom, sơ chế và xuất khẩu sản phẩm thô, là những khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị hàng nông sản. Ở những khâu có giá trị gia tăng cao như: nghiên cứu và phát triển, chế biến, phân phối (bán lẻ) và marketing… Hà Giang vẫn chưa tham gia được hoặc mức độ tham gia còn rất thấp.

Các khâu thu gom, chế biến, tiêu thụ nông sản chưa hoàn chỉnh và thiếu bền vững, nhiều cấp trung gian. Nông dân chủ yếu bán nông sản cho các thương lái, đại lý thu mua. Mặt khác, do khâu thu gom và chế biến chưa được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật nên chất lượng nông sản chưa cao, giá thành thấp.

Trong khâu tiêu thụ (xuất khẩu và phân phối bán lẻ), việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản của Hà Giang cũng như năng lực quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh theo mô hình chuỗi còn nhiều hạn chế.

Để tháo gỡ những "điểm ngẽn" trên, theo ông, ngành Công Thương Hà Giang cần có những giải pháp và bước đi như thế nào, thưa ông?

Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và quốc tế, theo tôi cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, như: Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 20/5/2021 của UBND tỉnh về xúc tiến quảng bá du lịch và thương mại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh về phát triển thương mại điện tử tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 21/02/2022 của UBND tỉnh về hành động thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2022 - 2025”; Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 25/5/2023 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Đề án đổi mới đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2022 - 2025.

Thứ hai, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua ứng dụng điện tử, mạng xã hội zalo, facebook... để người tiêu dùng tiếp cận, tìm hiểu thông tin về sản phẩm thuận lợi, nhanh chóng, tạo sự lan tỏa đến người tiêu dùng.

Thứ ba, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia do Bộ Công Thương tổ chức. Thường xuyên kết nối với Cục Xúc tiến Thương mại, Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong công tác thông tin thị trường, hỗ trợ kết nối tiêu thụ các phẩm nông sản của tỉnh.

Thứ tư, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng website để kết nối bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Tiếp tục duy trì, phát triển công tác kết nối tiêu thụ sản phẩm vào hệ thống kênh phân phối lớn, hiện đại tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối và các sàn thương mại điện tử...; tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại trọng điểm do Bộ Công Thương, các tỉnh thành phố lớn tổ chức, nhằm kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản ổn định tại thị trường trong nước.

Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang
Nhiều sản phẩm chè của Hà Giang đạt tiêu chuẩn hữu cơ và được quảng bá tại thị trường quốc tế. Ảnh Trà Cụ Thành đạt giải Vàng cuộc thi trà quốc tế tại nước Pháp. Ảnh: Thu Hường

Đồng thời cần chú trọng lựa chọn những sản phẩm nông sản có lợi thế so sánh và xã hội có nhu cầu cao để chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu.

Thứ năm, tổ chức sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, chế biến theo hướng thành lập các cơ sở sản xuất, chế biến lớn có thiết bị, công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm dần các cơ sở sản xuất, chế biến nhỏ lẻ, năng suất, chất lượng thấp, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Thứ sáu, tăng cường năng lực quản lý của các hiệp hội ngành hàng. Đây là đơn vị tập hợp và tăng cường liên kết các doanh nghiệp kinh doanh nông sản có tiềm năng lợi thế toàn diện, đẩy mạnh hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu, khai thác chỉ dẫn địa lý đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu…

Thứ bảy, đẩy nhanh việc ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào quá trình sản xuất, chế biến nông sản: Tích hợp công nghệ thông tin và tự động, hóa vào công nghiệp chế biến nông sản nhằm tạo ra các quy trình sản xuất, mô hình nhà máy thông minh liên kết với nguồn cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Thứ tám, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại, chế biến sâu nông sản hàng hóa, tạo giá trị gia tăng cao, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường với định hướng chung.

Cuối cùng cần ưu tiên nguồn vốn khuyến công, khoa học hỗ trợ các cơ sở chế biến nông lâm sản đổi mới công nghệ trong chế biến, bảo quản.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang tất bật trồng hành tím để bán dịp Tết với kỳ vọng vụ mùa này sẽ được mùa, được giá.
Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Năm 2024, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương này.
Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Từ một tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, Đồng Tháp đã có bước nhảy vọt trong 15 năm, vượt 0,62% so với chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022 – 2025.
Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả chương trình khuyến công, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo là ưu tiên hàng đầu.
Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Dương Minh Dũng.
Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Trong những năm gần đây, nông dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có thu nhập ổn định nhờ vú sữa liên tục được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ.
Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 19/12 tại Hà Giang, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang (Việt Nam) đã phối hợp với lực lượng biên phòng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức giao lưu văn hóa.
Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đã công bố các địa điểm tổ chức bắn pháo hoa đón chào năm mới 2025 phục vụ người dân và du khách.
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ yêu cầu các cán bộ không ngừng học hỏi và chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức cũng như quyết định của cấp có thẩm quyền.
Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Năm 2024, Sở Công Thương Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động