Thứ năm 03/04/2025 13:54

Hàng nghìn sản phẩm bày bán trên 'chợ điện tử' Bình Dương

Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, đến nay đã có hơn 3.420 sản phẩm của hàng trăm doanh nghiệp được quảng bá, giới thiệu trên sàn thương mại điện tử Bình Dương.

Trong bối cảnh kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ, thương mại điện tử đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.

Doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên sàn thương mại điện tử Bình Dương: Binhduongtrade.vn

Nhận thức được tầm quan trọng này, thời gian qua, ngành Công Thương tỉnh Bình Dương đã thúc đẩy phát triển thương mại điện tử. Đồng thời, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP Bình Dương tham gia giao dịch tại các sàn thương mại điện tử.

Đặc biệt, Sở đã thành lập và đưa vào hoạt động sàn thương mại điện tử Bình Dương (tháng 12/2021) nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, cơ sở sản xuất chào bán sản phẩm, kinh doanh trên nền tảng online. Qua đó, kết nối nhà nhập khẩu, chuỗi cung ứng trong và ngoài nước.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Trường Thi - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại, sàn thương mại điện tử của tỉnh đã quảng bá, giới thiệu hơn 3.420 sản phẩm hàng hóa cho 645 doanh nghiệp. Qua đó, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao năng lực cạnh tranh cho rất nhiều ngành nghề kinh doanh. Lũy kế đến nay, lượt truy cập website của sàn thương mại điện tử tỉnh đạt gần 171.00 lượt.

“Đến nay, tỉnh Bình Dương có 1.640 tài khoản của thương nhân; 23 tài khoản của tổ chức, 269 tài khoản của cá nhân thương mại điện tử hoạt động; 11 ứng dụng bán hàng và 855 website bán hàng. Điều này cho thấy Bình Dương đang trên đà phát triển thương mại điện tử mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu xây dựng nền kinh tế số vững mạnh”, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Dương thông tin.

Sàn thương mại điện tử Bình Dương hoạt động theo mô hình B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) và C2C (người tiêu dùng với người tiêu dùng). Thông qua sàn thương mại điện tử Bình Dương, các doanh nghiệp có thể tạo gian hàng và kênh thông tin giới thiệu, hiển thị thông tin cụ thể về doanh nghiệp và thông tin các sản phẩm doanh nghiệp muốn giới thiệu đến người tiêu dùng.

Trong đó, doanh nghiệp sẽ quản lý mỗi gian hàng tương ứng do mình tạo ra, đồng thời được phép đăng tải thông tin về sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, đăng tải quảng cáo, PR thương hiệu. Sàn thương mại điện tử Bình Dương cũng hỗ trợ người tiêu dùng, các đơn vị đối tác có cơ hội tìm hiểu về doanh nghiệp về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế số

Tin cùng chuyên mục

Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên 'đôi cánh’ thương mại điện tử

Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến "giá trị Việt"

Cơ hội thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt

KOL, KOC phải có trách nhiệm hỗ trợ người tiêu dùng

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: 4 giải pháp ‘thúc’ thương mại điện tử Lào Cai phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai

Sàn thương mại điện tử tăng phí, người bán lo mất khách

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử chịu phí ra sao?

Điện Biên: Nâng cao nhận thức người tiêu dùng qua thương mại điện tử

TS. Vũ Văn Tính: Cần đột phá AI trong quản lý thuế

Tuyển sinh 2025: Ngành thương mại điện tử tiếp tục ‘hot’

Định danh người bán hàng online: Vì sao không thể không làm?

Cảnh báo lừa đảo trên không gian mạng tiếp tục gia tăng

Lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025

Thêm 30 trang website giả mạo các sàn thương mại điện tử

Bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cho hàng Việt

Hàng thương mại điện tử phải chịu thuế: Giá có tăng?