Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam: Giải pháp nào hạn chế bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại?

Việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu là một trong những lý do khiến hàng hóa Việt Nam đối diện với các biện pháp phòng vệ thương mại.
Hoa Kỳ nhận đơn đề nghị điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại ghim dập Việt Nam Đối phó với vụ kiện phòng vệ thương mại trong ngành gỗ: Doanh nghiệp cần tránh tình trạng ‘tình ngay, lý gian’ Hội thảo cung cấp thông tin về các vụ việc phòng vệ thương mại

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục có nguy cơ bị điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại

Chia sẻ tại Tọa đàm “Rủi ro và giải pháp hạn chế bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 21/12, ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương chia sẻ, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục có nguy cơ là đối tượng bị điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài. Bởi tình hình các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng các biện pháp điều tra và bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại có số lượng ngày càng tăng lên. Các con số thống kê cũng cho thấy, vừa qua, cứ 5 năm 1 lần, số lượng các vụ việc tăng gấp đôi, từ 25 vụ đến 52 vụ rồi đến 109 vụ.

Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam: Giải pháp nào hạn chế bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại?

“Chúng tôi cũng xác định trong thời gian tới với xu hướng như thế này thì hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục có nguy cơ là đối tượng bị điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài” – ông Chu Thắng Trung nói.

Bên cạnh số lượng các vụ việc tăng lên thì cũng có những đặc điểm tương đối mới trong quá trình các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp phải các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài.

Thứ nhất, bên cạnh những biện pháp truyền thống như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ thì hiện nay cũng bắt đầu xuất hiện các vụ việc mà các thị trường nước ngoài, đặc biệt là một trong những thị trường xuất khẩu chính của chúng ta là Hoa Kỳ tiến hành là áp dụng biện pháp lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Đây cũng là một cách thức điều tra mới của cơ quan điều tra nước ngoài, là một cách thức để mở rộng các biện pháp phòng vệ thương mại, không chỉ áp dụng với những nước đối tượng ban đầu mà có thể mở rộng áp dụng đối với các nước khác nữa. Hiện nay, trong 16 vụ việc mà chúng ta đang phải xử lý trong 11 tháng đầu năm 2022 cũng có một số vụ việc liên quan đến việc điều tra lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.

Tính chất thứ hai trong các xu hướng điều tra phòng vệ thương mại hiện nay đó là về thị trường tiến hành điều tra với hàng hóa của chúng ta. Từ trước đến nay, chúng ta đã nhiều đến những thị trường như Hoa Kỳ, hay ở một mức độ thấp hơn là Ấn Độ hoặc Thổ Nhĩ Kỳ, EU… áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Nhưng hiện nay, có rất nhiều vụ việc mới mà liên quan đến những thị trường ở rất gần chúng ta và những thị trường mà chúng ta đã có hiệp định thương mại tự do, tức là những thị trường mang đến những cơ hội rất thuận lợi để phát triển hoạt động xuất khẩu.

Số liệu thống kê vừa rồi cũng đã nhắc đến một số quốc gia, ví dụ như một số nước ASEAN như Indonesia, Malaysia, Philippines… hoặc là thậm chí một số quốc gia mà chúng ta vừa mới có hiệp định FTA như Mexico đã có những vụ việc điều tra phòng vệ ban đầu với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đó là tính chất đặc điểm xu hướng thứ hai, tức là bây giờ, các biện pháp phòng vệ thương mại không chỉ giới hạn ở một số ít thị trường nữa mà có thể là mở rộng ra ở các thị trường khác.

Đặc điểm thứ ba là khi tiếp cận với từng vụ việc, tôi cũng quan sát thấy là các tiêu chuẩn điều tra, các yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài đối với các doanh nghiệp cũng có xu hướng chặt chẽ hơn, khắt khe hơn, đòi hỏi một nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp để có thể đáp ứng được những yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài, đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Đó là những xu hướng tương đối tiêu biểu trong thời gian qua đối với các vụ việc mà nước ngoài tiến hành điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Vậy, tại sao chúng ta lại bị điều tra phòng vệ thương mại nhiều như vậy? Bên cạnh những tiêu cực thì nó cũng là một dấu hiệu rất đáng mừng cho thấy hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng đang ngày càng có chỗ đứng vững chắc hơn tại các thị trường nước ngoài và có thể cạnh tranh tạo ra một sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa của nước nhập khẩu. Với sức ép cạnh tranh đó thì không có một giải pháp nào khác là ngành sản xuất trong nước của nước nhập khẩu sẽ phải tìm đến những công cụ phòng vệ thương mại. Đây là những công cụ được tổ chức thương mại thế giới và trong các cam kết quốc tế cho phép các nước áp dụng để nâng mức thuế nhập khẩu lên một mức độ nhất định mà không vi phạm các cam kết đã có.

“Bên cạnh đó, đây cũng là sự song hành giữa xu hướng hội nhập với xu hướng mở cửa kinh tế của nền kinh tế thế giới cũng như các nền kinh tế khu vực. Xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện và nó sẽ trở thành một trong những hoạt động thông thường của thương mại quốc tế. Quan trọng là chúng ta làm thế nào để xác định được những rủi ro đó và có những giải pháp để hạn chế những rủi ro đó” – ông Chu Thắng Trung nhấn mạnh.

Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam: Giải pháp nào hạn chế bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại?
Xi măng là một trong những ngành bị điều tra phòng vệ thương mại

Dưới góc độ doanh nghiệp, TS. Lương Đức Long - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhấn mạnh: “Khi xuất khẩu lớn và có sức cạnh tranh thì hàng hóa sẽ bị chú ý áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại”.

Về sản xuất xi măng, hiện nay chúng ta đang là một cường quốc sản xuất xi măng trên thế giới. Sản lượng xi măng của chúng ta đứng thứ ba trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Xuất khẩu xi măng của chúng ta có sự tăng trưởng ngày càng cao. Nếu năm 2021, Việt Nam nằm trong Top 2 về xuất khẩu xi măng trên thế giới và chúng ta đã xuất khẩu sản phẩm đi rất nhiều thị trường ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, Nam Mỹ, Úc... Trong đó Philippines và Trung Quốc, Bangladesh là ba thị trường Việt Nam xuất khẩu xi măng nhiều nhất. Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu vào Philippines lớn nhất so với tổng lượng hàng nhập khẩu của Philippines, chiếm khoảng 92% tổng lượng nhập vào Philippines.

Có lẽ chính vì vậy cho nên năm 2021 các nhà sản xuất xi măng của Philippines đã kiện Việt Nam bán phá giá gây ảnh hưởng thiệt hại đến sản xuất trong nước của họ.

“Nếu như Philippines áp dụng thuế chống bán phá giá thì có khả năng có những doanh nghiệp sẽ phải chịu mức thuế lên đến 23%, tức là thiệt hại rất lớn cho công tác xuất khẩu” – ông Long nhấn mạnh và cho biết, mặc dù là lần đầu tiên nhưng chúng tôi đã bàn bạc với nhau và cũng đã tập hợp lực lượng để có thể đối phó lại với việc kiện bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất xi măng của Philippines.

Tăng cường cảnh báo sớm cho doanh nghiệp

Để phần nào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại đang tiếp tục duy trì hệ thống cảnh báo sớm.

Hệ thống này được hình thành theo đề án 316 của Thủ tướng chính phủ ban hành năm 2020. Cơ chế hoạt động của hệ thống cảnh báo sớm là Cục sẽ theo dõi thường xuyên những biến động xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường để nếu như tốc độ tăng trưởng của mặt hàng đó quá nhanh hoặc là chiếm một thị phần tương đối ở các nước nhập khẩu và mặt hàng đó là đối tượng bị điều tra phòng vệ thương mại ở một nước khác rồi thì Cục sẽ cảnh báo các hiệp hội để cùng doanh nghiệp lưu ý theo dõi.

Thông qua đó thì doanh nghiệp có thể xác định được là mặt hàng doanh nghiệp xuất khẩu có phải là đối tượng rủi ro hay không. Sau đó thì doanh nghiệp cũng có thể đề ra những chiến lược cụ thể ngoài việc chuẩn bị nguồn lực, chuẩn bị tâm thế để mà trong trường hợp mà nếu như điều không may xảy ra đã bị điều tra thì chúng ta đã có những sự chuẩn bị trước. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải cân nhắc để có một chiến lược đa dạng hóa thị trường hơn, tránh lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường xuất khẩu có rủi ro như vậy.

Thứ hai là Cục cũng có đề án nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do được phê duyệt vào năm 2021. Hiện tại, Cục Phòng vệ thương mại đang phối hợp với các địa phương, các hiệp hội ngành hàng để có những hoạt động cung cấp thông tin, những hoạt động trao đổi chia sẻ thông tin về công tác phòng vệ thương mại, về các nguyên tắc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại một cách cơ bản nhất cho doanh nghiệp.

“Chúng tôi cũng không kỳ vọng ngay một lúc các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cũng như hiệp hội có thể nắm được hết một cách chi tiết nhất những nội dung gọi là ngóc ngách của pháp luật phòng vệ thương mại nhưng chúng ta nắm được những nguyên tắc cơ bản để từ đó nếu như có một vụ việc nào đó xảy ra thì doanh nghiệp cũng đã biết phương án việc chúng ta cần phải làm” – ông Trung chia sẻ.

Bộ Công Thương còn có hệ thống các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, hệ thống các kênh thông tin khác kể cả thậm chí chúng tôi cũng có những kết nối thông tin riêng với các cơ quan điều tra. Khi có những thông tin về các vụ việc xảy ra thì ngay lập tức Cục cũng sẽ liên lạc với hiệp hội, liên lạc với các doanh nghiệp có thể liên quan để trao đổi cụ thể, có những hướng dẫn những tư vấn cụ thể hơn.

Thời gian tới, Cục phòng vệ thương mại sẽ tiến hành những công tác này dưới sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo Bộ Công Thương, của Chính phủ để chúng ta có thể tận dụng được tốt nhất những cơ hội do tiến trình hội nhập quốc tế đem lại, đồng thời cũng ngăn ngừa phòng tránh được những rủi ro, để làm sao chúng ta có được hiệu quả tốt nhất từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tối 25/4.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động