Chủ nhật 22/12/2024 16:33

Hải Phòng: Chính quyền không chủ quan, giám sát chặt khi liên tiếp xảy ra cháy rừng

Hải Phòng liên tiếp xảy ra 6 vụ cháy rừng với tổng diện tích gần 3ha, chủ yếu cháy thảm thực bì rừng, cây rừng gãy đổ sau bão số 3; nguy cơ cháy rừng vẫn cao.

Căng mình chống “giặc lửa”

Từ đầu tháng 10 tới nay, Hải Phòng liên tiếp xảy ra 4 vụ cháy rừng, sau bão số 3, nhiều cây bị gãy đổ, cùng với đó là thời tiết hanh khô, nắng nóng tạo thành các lớp củi khô dày đặc... khiến nguy cơ cháy càng cao.

Lực lượng chức năng căng mình chữa cháy rừng tại núi Sơn Đào, xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng vào chiều 20/10. Ảnh: Thu Anh

Tại núi Sơn Đào, thuộc xã Thủy Đường, giáp ranh với xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng xảy ra vụ cháy rừng vào khoảng 14 giờ 10 phút chiều 20/10 đến khoảng 21 giờ 30 phút cùng ngày, chính quyền địa phương phải huy động 300 người căng mình chống “giặc lửa”.

Đại diện lãnh đạo huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng cho biết: Do thời tiết hanh khô, kèm gió, cây khô đổ sau bão số 3, nên đám cháy thảm thực bì rừng bùng phát lan rộng. Ngay khi nhận tin, UBND huyện Thủy Nguyên huy động lực lượng gần 300 người tiếp cận hiện trường để dập lửa. Trong đó, lực lượng tập trung gồm: Lãnh đạo UBND huyện, Ban Chỉ huy quân sự huyện, Lữ đoàn 126 Hải quân, Trung đoàn 151, Trung đoàn 238, Trung đoàn 836, Đội Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an huyện Thuỷ Nguyên, Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Khu vực 5, Công an TP. Hải Phòng. Bên cạnh đó, là sự tham gia của chính quyền, nhân dân, dân quân tự vệ các xã cùng nhiều xe chữa cháy, phương tiện chữa cháy.

Núi Sơn Đào có địa hình đồi dốc cao, hiểm trở, có nhiều cỏ và bụi cây khô, bất chấp trời tối, hiểm nguy, lực lượng chức năng tiếp cận khu vực cháy, sử dụng các phương tiện chữa cháy, bình cứu hỏa, máy thổi và các dụng cụ cầm tay phát quang tạo đường băng cản lửa, từng bước khoanh vùng, cô lập đám cháy. Sau nhiều giờ nỗ lực, đến khoảng 21 giờ 30 phút cùng ngày, lực lượng chức năng đã khoanh vùng chữa cháy, chống cháy lan và đám cháy thảm thực bì rừng cơ bản được khống chế, dập tắt hoàn toàn, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người cùng phương tiện, trang bị. Hiện, nguyên nhân vụ cháy đang được các cơ quan chức năng phối hợp điều tra, làm rõ.

Trước đó, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng cũng xảy ra 3 vụ cháy rừng, cụ thể vào 11 giờ 40 phút ngày 11/10 xảy ra vụ cháy rừng tại đường Vạn Lê, đồi 30 thuộc phường Vạn Hương, do địa điểm xảy ra đám cháy ở trên cao, không có đường đi nên công tác cứu hỏa gặp nhiều khó khăn. Vụ cháy rừng tại điểm cao 92, đường lên tháp Tường Long, phường Hải Sơn vào ngày 5/10 và chân đồi 46, phường Vạn Hương vào ngày 9/10.

Lực lượng chức năng tham gia chữa cháy rừng tại núi Sơn Đào, xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng vào tối 20/10. Ảnh: Thu Anh

Theo ông Trần Khắc Kiên - Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng, sau bão số 3, trên địa bàn quận xảy ra 3 vụ cháy rừng liên tiếp, do thời tiết hanh khô và cây gẫy đổ sau bão. Một phần do ý thức của người dân đốt rác khiến lửa bén ra khu vực xung quanh; các vụ cháy không có thiệt hại về người. Nhằm hạn chế tối đa tình trạng cháy rừng, cháy thực bì trong rừng, đặc biệt đối với phần diện tích rừng bị thiệt hại do bão số 3 trên địa bàn quận, ngày 9/10, UBND quận Đồ Sơn ban hành Công điện Số 61/CĐ-CT về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Chưa được tập trung cao

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, sau bão số 3, tổng diện tích rừng bị thiệt hại trên địa bàn TP. Hải Phòng là 7.192 ha; ước giá trị thiệt hại 529 tỷ đồng. Sau bão số 3, tại các địa phương xảy ra 6 vụ cháy rừng với tổng diện tích gần 3 ha, chủ yếu là cháy thảm thực bì, lá và cành cây khô bị rụng, gãy đổ sau bão. Các vụ cháy rừng đều được phát hiện sớm, ngành chức năng, chính quyền địa phương và nhân dân tham gia dập tắt kịp thời nên không có thiệt hại về người và tài sản.

Hải Phòng liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy rừng sau bão số 3. Ảnh: Thu Anh

Theo một số địa phương trên địa bàn TP. Hải Phòng, công tác khắc phục hậu quả sau bão đối với diện tích rừng bị thiệt hại gặp nhiều khó khăn, nhất là thiếu kinh phí nên tiến độ chậm. Cây rừng và các loại thiết bị điện, viễn thông ngổn ngang trong các khu rừng chưa được khắc phục kịp thời gây nguy cơ cao dẫn đến cháy rừng, đe dọa ảnh hưởng đời sống dân sinh khu vực ven rừng.

Mới đây, tại cuộc kiểm tra công tác phòng, chống cháy rừng trên địa bàn thành phố, ông Nguyễn Đức Thọ - Phó chủ tịch UBND TP. Hải Phòng - khẳng định, việc xử lý sau bão đối với diện tích rừng chưa được tập trung cao.

Ông Nguyễn Đức Thọ đề nghị Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định rõ chủ thể được giao đất trồng và quản lý rừng. Trên diện tích rừng đã rõ chủ sở hữu cần thống kê cụ thể thiệt hại, trên cơ sở đó làm rõ trách nhiệm dọn rừng sau bão. Đối với các trục đường chính vào rừng phải dọn xong trong tháng 10-2024, cây bị gãy đổ cần thu gom gọn.

Liên quan đến công tác phòng, chống cháy rừng, ông Nguyễn Đức Thọ nhấn mạnh: Các địa phương, cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường tuyên truyền quy định phòng, chống cháy rừng; tổ phòng cháy chữa cháy rừng nâng cao trách nhiệm tuần tra, canh gác; chú trọng công tác phòng cháy là chính, khoanh vùng các khu vực nguy cơ cháy cao... Chi cục Kiểm lâm, Công an thành phố hướng dẫn công tác phòng cháy, chữa cháy, đồng thời có phương án kiểm tra, giám sát công tác phòng chống cháy rừng... Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham khảo kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố để đề xuất kinh phí hỗ trợ thu dọn rừng sau bão và tận thu lâm sản.

Thu Anh
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hải Phòng

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng