Thứ bảy 10/05/2025 19:05

Hà Nội triển khai Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2018

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đã ký ban hành Kế hoạch số 103/KH-UBND về việc triển khai Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP Hà Nội năm 2018.
Mục đích của đề án là đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chủ lực (Ảnh - Internet)

Mục đích của đề án là đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL) TP; thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất các SPCNCL trên địa bàn TP, khu vực phía Bắc và cả nước hình thành “chuỗi cung ứng”, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế thế hệ mới. Triển khai có hiệu quả Đề án Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025; xác định các nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 của các Sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án. Hỗ trợ, tổ chức công nhận khoảng 30 sản phẩm trở thành SPCNCL TP Hà Nội.

Kế hoạch nhằm tổ chức xét chọn, công nhận SPCNCL TP Hà Nội và đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp có SPCNCL TP; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp; Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh; Tuyên truyền, tôn vinh và nâng cao uy tín Chương trình SPCNCL TP; Nâng cao năng lực, sức cạnh tranh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ; Phát triển nguồn nhân lực.

Nguồn kinh phí thực hiện, gồm có nguồn kinh phí ngân sách TP cân đối từ nguồn chi nghiệp vụ của các Sở, ngành năm 2018 đã được UBND TP giao hoặc đề nghị UBND TP cấp bổ sung trên cơ sở hướng dẫn, thẩm tra của Sở Tài chính; Nguồn kinh phí doanh nghiệp đóng góp (nếu có); Các nguồn huy động hợp pháp khác.

Tuấn Vũ

Tin cùng chuyên mục

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe