Thứ tư 01/01/2025 17:10

Hà Nội: Triển khai chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu năm 2022

Ngày 11/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 193 KH-UBND, về việc thực hiện chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu năm 2022.

Theo đó, các nhóm hàng và lượng hàng thiết yếu được xác định cần cân đối cung - cầu trong kế hoạch gồm: Lương thực (gạo, mì, phở khô...), thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả tươi, đường, dầu ăn, gia vị (nước mắm, nước chấm, bột canh...), sữa (sữa nước, sữa bột…), mứt Tết, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát và những nhóm hàng thiết yếu phòng, chống thiên tai dịch bệnh.

Người tiêu dùng mua sắm hàng hóa tại siêu thị Winmart

Hàng hóa tham gia chương trình bình ổn giá phải bảo đảm về chất lượng, an toàn thực phẩm, rõ nguồn gốc, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng trong điều kiện bình thường cũng như khi có biến động giá.

Kế hoạch cũng khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, phát triển, đa dạng hóa mạng lưới phân phối nhằm đảm bảo hàng hóa trong chương trình đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi. Tạo điều kiện cho các cơ sở/đơn vị sản xuất, kinh doanh tham gia chương trình tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi.

Các đơn vị tham gia chương trình sẽ được xét hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh, vay vốn lãi suất ưu đãi có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng; ưu tiên đưa hàng hóa vào bếp ăn tập thể trong trường học, bệnh viện, các điểm bán hàng trên địa bàn thành phố...

UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh phát triển bán hàng online; tăng cường liên kết giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố để đẩy mạnh khai thác hàng hóa, chủ động nguồn cung phục vụ nhu cầu nhân dân. Mở rộng thêm các nhóm hàng bình ổn thị trường gắn với thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, từ đó góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

UBND thành phố Hà Nội cùng các sở, ngành dự báo thông tin tình hình thị trường, giá cả nông sản hàng tháng hoặc theo mùa vụ để chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra. Thành phố Hà Nội tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành trong những hoạt động đầu tư, kết nối giao thương để bảo đảm được nguồn cung ứng từ bên ngoài thành phố đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Kế hoạch được thực hiện từ nay đến hết tháng 5/2023 qua đó góp phần đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng thiết yếu trong mùa mưa bão, ngày lễ và những tháng cuối năm 2022, Tết Nguyên đán 2023 và những thời điểm dịch bệnh bất thường xảy ra.

6 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô đạt 336.000 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ tăng 7,2%). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 218.500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65% và tăng 11,4%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khá đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Thủ đô.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: UBND Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Công bố quyết định nhân sự Công an Lạng Sơn, Thái Bình

Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số