Thứ hai 23/12/2024 15:06

Hà Nội: Kích hoạt Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022

Sáng 21/7, Lễ kích hoạt Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022 diễn ra với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực và người tiêu dùng tại Hà Nội.

Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022 do UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Sở Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh thành phố Hà Nội cùng các doanh nghiệp tổ chức.

Kích hoạt Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022

Với chủ đề: “Chạm tới tương lai”, Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022 nhằm tuyên truyền về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt; góp phần đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số; đặc biệt hướng đến các đối tượng khách hàng tham gia thanh toán, mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các kênh thương mại điện tử, các lĩnh vực dịch vụ khác trên địa bàn Thành phố.

Với các hoạt động tuyên truyền cho Sự kiện thông qua các hình thức tuyên truyền qua fanpage, banner quảng cáo, tờ rơi, phóng sự, … sẽ được diễn ra trong tháng 7 và 8/2022.

Bên cạnh đó, khu vực trưng bày, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là khu vực dành cho các doanh nghiệp ngành ngân hàng, thương mại điện tử, giao hàng nhanh nhằm giới thiệu, quảng bá về các công nghệ, sản phẩm thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại như: xác thực sinh trắc học vân tay, khuôn mặt, thanh toán trên nền mã phản hồi nhanh (QR Code).... và các ưu đãi cho khách hàng mua sắm hàng hóa, dịch vụ khi thanh toán không dùng tiền mặt.

Qua đó tạo điều kiện cho người tiêu dùng làm quen và sử dụng các thiết bị, công nghệ thanh toán điện tử trong các giao dịch mua bán, từ đó góp phần hình thành thói quen sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt.

Phát biểu tại Lễ kích hoạt, bà Trần Thị Phương Lan – Quyền giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, thông qua các chuỗi hoạt động của Sự kiện, Sở Công Thương hy vọng sẽ thu hút đông đảo người dân hưởng ứng tham gia, tạo thói quen tiêu dùng không tiền mặt khi giao dịch và mua sắm.

Đồng thời, tạo thêm động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển hoạt động thương mại điện tử tạo thuận lợi cho khách hàng khi mua sắm, thanh toán và là đòn bẩy kích cầu tiêu dùng, góp phần hoàn thành chỉ tiêu tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Thành phố, giữ vững xếp hạng từ thứ 2 trở lên so với cả nước về Chỉ số Thương mại điện tử (EBI) hằng năm.

Còn theo bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kỹ thuật số (Bộ Công thương), trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam chung và Hà Nội nói riêng ngày càng được mở rộng và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến. Với sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng, quy trình hoạt động, cung ứng hàng hóa, dịch vụ vùng với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet, ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa thương mại điện tử trở thành trụ cột quan trọng của phát triển kinh tế số. “Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Sự kiện ngày không dùng tiền mặt là sự kiện vừa có ý nghĩa thúc đẩy thương mại điện tử, vừa góp phần phát triển, khuyến khích người dân, doanh nghiệp, tổ chức liên quan sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại điện tử”, bà Lại Việt Anh chia sẻ.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2020, 2021 thu hút 150.000 lượt tiếp cận và 12.000 lượt tương tác tại fanpage Facebook của Sự kiện. Các doanh nghiệp tham gia sự kiện có tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt đạt trên 30%, tổng số lượng giao dịch được thực hiện qua trung gian thanh toán ShopeePay tăng trên 11%.

Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 45%; các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử đạt 65%; Website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến đạt 75%;...

Tăng lượng khách hàng thanh toán hóa đơn tiền nước trực tuyến lên 98%, 100% khách hàng gọi hỏi đáp qua tổng đài 19004600 và nâng cấp dịch vụ công trực tuyến lên mức 4. Tỉ lệ thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt đạt trên 99,7%; tỷ lệ tiếp nhận các dịch vụ điện trực tuyến phấn đấu đạt 100%; tỷ lệ thực hiện các dịch vụ điện theo phương thức điện tử đạt phấn đấu đạt 100%....

Các đại biểu tham quan gian hàng của ngân hàng, doanh nghiệp bên lề sự kiện

Cùng với xu hướng Cách mạng Công nghiệp 4.0, để tiếp tục thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số, đạt được mục tiêu đặt ra, bà Trần Thị Phương Lan cho biết, trong thời gian tới Sở Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh thành phố Hà Nội khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ triển khai mạnh mẽ các loại hình thanh toán mới hiện đại.

Đồng thời, có các hình thức động viên, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị bán lẻ triển khai thực hiện thanh toán dịch vụ bán lẻ bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận và sử dụng các hình thức bán hàng trực tuyến nhằm tìm kiếm, kết nối với khách hàng, phát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hàng hóa.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Hà Nội, đến nay, tổng số ví điện tử đã kích hoạt là 39,19 triệu ví (tăng 3,68% so với cuối năm 2021). Tổng số lượng giao dịch bằng ví điện tử của các tổ chức được xử lý thành công đạt xấp xỉ 583,84 triệu món với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 271,36 nghìn tỷ đồng. Đến nay, gần 70% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng, gần 5,5 triệu tài khoản thanh toán và khoảng 8 triệu thẻ được mở bằng phương thức điện tử eKYC đang hoạt động; gần 1,77 triệu tài khoản Mobile-Money đã được mở với khoảng 67,2% trong đó được mở tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Hà Nội, bà Hoàng Huyền Trâm - Phó giám đốc cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp với UBND các quận, huyện, sở, ngành liên quan để đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công, dịch vụ công; chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trung gian thanh toán phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ triển khai hình thức thanh toán qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với các dịch thiết yếu, dịch vụ công như tiền điện, tiền nước, học phí, viện phí,…

Sự kiện không dùng tiền mặt thuộc Chương trình Khuyến mại tập trung của Thành phố và là Sự kiện thường niên do UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì tổ chức hằng năm, kết hợp triển khai trong các Tháng khuyến mại của Thành phố.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản