Chủ nhật 29/12/2024 08:26

Hà Giang: Xúc tiến đưa hàng tiêu dùng Việt Nam về vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc

Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã xúc tiến đưa hàng tiêu dùng Việt Nam về vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc.

Điều đó đã góp phần thay đổi đời sống người dân vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó, việc đưa hàng tiêu dùng Việt Nam về vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc đã góp phần làm thay đổi bức tranh kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc, giúp đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao dân trí, gắn kết sự tin tưởng của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới có 19 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Mông, Nùng, Tày, Lô Lô, Sán Dìu, Giấy, Pà Thẻn… Trình độ dân trí của đa số đồng bào còn thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

Điểm bán mũ bào hiểm Việt Nam chất lượng cao tại xã Thắng Mố, huyện Yên Minh, Hà Giang

Đồng bào dân tộc thiểu số của Hà Giang cư trú chủ yếu tại 7 huyện nghèo được thụ hưởng các chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; gồm 4 huyện cao nguyên đá là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ; 2 huyện vùng cao phía Tây là Hoàng Su Phì và Xín Mần cùng một huyện vùng thấp là Bắc Mê. Các huyện nghèo của Hà Giang đều có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc.

Nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tuyến biên giới; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh hệ thống phân phối đến địa bàn vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và tạo điều kiện đưa các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu của Việt Nam đến tận tay người tiêu dùng là đồng bào các dân tộc thiểu số… Tỉnh Hà Giang đã triển khai Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, giai đoạn 2023 - 2027.

Mục tiêu của Chương trình phấn đấu đến năm 2027 đạt mức tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt trên 15.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đạt 880 triệu USD vào năm 2027.

Gian hàng tiêu dùng Việt Nam chất lượng cao tại chợ biên giới Xín Cái, huyện Mèo Vạc, Hà Giang

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó có ngành Thương mại – dịch vụ chiếm tỷ lệ 42% vào năm 2027 (tăng 3,4% so với năm 2022). Xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm có tiềm năng của tỉnh; phấn đấu đến năm 2027, xây dựng thương hiệu cho 28 sản phẩm và 03 nhóm sản phẩm, gồm chỉ dẫn địa lý cho 04 sản phẩm, nhãn hiệu chứng nhận cho 07 sản phẩm/nhóm sản phẩm, nhãn hiệu tập thể cho 18 sản phẩm/nhóm sản phẩm đối với các sản phẩm chủ yếu của tỉnh là các sản phẩm OCOP chủ lực như: Cam, chè, thịt bò, dược liệu…

Bên cạnh đó, đưa số lượng thương nhân tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ tại khu vực nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa mỗi năm tăng trung bình từ 8% trở lên trong giai đoạn 2023 – 2027. Đảm bảo trên 90% số lượng cán bộ quản lý thương mại, dịch vụ được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ trong phát triển thương mại, dịch vụ khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Ngoài ra, Chương trình còn góp phần đẩy mạnh xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo chuỗi, đảm bảo cung cấp cân đối nhu cầu về các loại hàng hóa thiết yếu, dịch vụ trên thị trường khu vực nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn của tỉnh.

Bên cạnh đó, Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2023 – 2027 của Hà Giang còn góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mớivà giảm nghèo bền vững tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn của tỉnh.

Quá trình thực hiện Chương trình phát triển thương mại, dịch vụ miền núi, vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2023 – 2027 của tỉnh Hà Giang sẽ được gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Trong quá trình triển khai, Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của Hà Giang sẽ được triển khai lồng ghép với các chương trình, nhiệm vụ thường xuyên theo nhiệm vụ chức năng của các sở, ban, ngành và các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án có liên quan trên địa bàn của tỉnh, nhằm phát huy tối đa nguồn lực và các nguồn tài chính tống hợp để nâng cao hiệu quả của Chương trình.

Bên cạnh đó, Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của Hà Giang giai đoạn 2023 – 2027 sẽ được triển khai lồng ghép với: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 – 2027; Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 99/KH –UBND của UBND tỉnh Hà Giang về triển khai Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2023 – 2027…

Phạm Văn Phú - Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật Hà Giang
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' có ý nghĩa sâu sắc với doanh nghiệp sản xuất

Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp