Hà Giang: Lên phương án tiêu thụ cam niên vụ 2023 – 2024

Cam sành và cam vàng là 2 loài cây ăn quả chủ lực của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang, được trồng tập trung tại Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên.
Hà Giang: Kết nối cung cầu, tiêu thụ cam sành Bắc Quang - Hà Giang: Tìm giải pháp tiêu thụ cam sành

Cam sành bước vào giai đoạn chín và thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch của năm sau. Thời vụ chín và thu hoạch cam vàng kéo dài và được phân làm 3 nhóm: Nhóm chín sớm (gồm các giống CS1, CT36) có thời gian chín và thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 11; nhóm chín trung bình (gồm các giống cam Vinh, cam Cao Phong, Xã Đoài), thời gian chín và thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 2 dương lịch của năm sau; nhóm chín muộn, gồm giống cam V2, có thời gian chín và thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch của năm sau.

Hà Giang: Lên phương án tiêu thụ cam niên vụ 2023 – 2024
Cam sành Hà Giang bước vào giai đoạn chín

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang, tổng diện tích cam niên vụ 2023 – 2024 của tỉnh là 5.881ha, diện tích cho thu hoạch đạt khoảng 5.375 ha và sản lượng ước đạt 54.400 tấn. Trong đó, diện tích cam sành là 3.522ha, diện tích cho thu hoạch 3.361ha và sản lượng ước đạt 34.740 tấn. Diện tích cam vàng đạt 1.960ha; trong đó, diện tích cho thu hoạch 1.747ha và sản lượng ước đạt 19.750 tấn.

Mặc dù hiện nay mới có giống cam vàng chín sớm bước vào thu hoạch nhưng lượng sản phẩm lớn, dự báo sức mua của thị trường sẽ giảm và các phương tiện vận chuyển cam về các tỉnh dưới xuôi tiêu thụ sẽ gặp không ít khó khăn… Để chủ động tiêu thụ sản phẩm cam niên vụ 2023 - 2024, ngày 14/9, tại trụ sở UBND huyện Bắc Quang, Sở Công Thương Hà Giang đã phối hợp với các ban ngành liên quan và UBND của 3 huyện trồng cam tổ chức hội nghị nhằm đánh giá tình hình sản xuất và xúc tiến các giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cam niên vụ 2023 – 2024.

Hà Giang: Lên phương án tiêu thụ cam niên vụ 2023 – 2024
Cam vàng Hà Giang bước vào giai đoạn chín và thu hoạch

Hội nghị cũng nêu ra nhiều giải pháp nhằm xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cam. Trong đó, ứng dụng thương mại điện tử và số hóa các hộ sản xuất và kinh doanh là hướng chủ đạo cho giải pháp tiêu thụ sản lượng cam niên vụ 2023 - 2024. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử cho quá trình tiêu thụ sản phẩm cam; phối hợp với các đơn vị quản lý và giao dịch sàn thương mại diện tử để triển khai đưa sản phẩm cam sành và cam vàng lên sàn giao dịch điện tử và bán hàng trực tuyến.

Nhằm đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cam niên vụ 2023 – 2024 và các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, Sở Công Thương đã phối hợp với Viettel Hà Giang và UBND huyện Bắc Quang tổ chức lớp tập huấn “Vận hành gian hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử”. Theo lãnh đạo Sở Công Thương Hà Giang, việc ứng dụng thương mại điện tử và các mạng viễn thông, intenet, điện thoại thông minh, máy tính… sẽ giúp người mua và người bán không cần trực tiếp phải gặp nhau mà vẫn có thể giao dịch, cung cấp dịch vụ của cả hai bên.

Trong những năm qua, việc đẩy mạnh sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần nâng cao nhận thức của người trồng cam Hà Giang trong quá trình chăm sóc để tạo ra sản phẩm an toàn. Bên cạnh đó, sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP là một hướng đi quan trọng góp phần nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm cam của tỉnh.

Để thực hiện triển khai sản xuất cam sành và cam vàng theo tiêu chuẩn VietGAP, ngay từ đầu năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp kỹ thuật như: Bón phân, cắt cành, tạo tán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo “nguyên tắc 4 đúng”; nhất là không được sử dụng các loại thuốc trừ cỏ trên các vườn cam…

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hà Giang cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, khi bước vào vụ thu hoạch cam, sẽ thành lập các tổ công tác liên ngành nhằm giám sát quá trình thu hái, vận chuyển và test nhanh các chỉ tiêu sinh hóa để đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm ngay tại vườn và các lô sản phẩm trước khi đưa vào siêu thị nhằm đảm bảo cho các lô cam của Hà Giang đạt các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi được đưa vào lưu thông trên thị trường tại các tỉnh và thành phố trên cả nước.

Theo ông Hoàng Gia Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, cần lấy chất lượng làm tiêu chí hàng đầu để bảo vệ, đánh giá và phát triển thương hiệu của cam Hà Giang. Nhằm xúc tiến tiêu thụ cam niên vụ 2023 – 2024, các sở, ngành và địa phương cần phải vào cuộc một cách quyết liệt, chung tay cùng người dân tiêu thụ sản phẩm cam, các ngành chức năng cần đẩy mạnh nghiên cứu, mở rộng các kênh tiêu thụ bao gồm các thị trường truyền thống và các sàn giao dịch điện tử. Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam Hà Giang trên nền tảng truyền thông số. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ tăng cường phối hợp với các huyện trồng cam theo dõi, hướng dẫn, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất, sử dụng chỉ dẫn địa lý gắn với dán tem truy xuất nguồn gốc trên sản phẩm cam.

Phạm Văn Phú​​​​​​​
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng nghìn hộ dân ở huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) đã thoát nghèo.
Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, nhưng với sức mạnh từ sự đoàn kết, xây dựng nông thôn mới tại Bát Mọt (tỉnh Thanh Hóa) đang hoàn thiện từng ngày.
Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 25/3, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai dự kiến sắp xếp, bố trí ổn định cho 613 hộ dân cư với kinh phí hơn 103 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, thời gian qua Đảng bộ huyện Xín Mần đã có nhiều giải pháp trong phát triển đảng viên...
Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Chưa năm nào đồng bào dân tộc Mông ở thôn Sỉn Khâu, xã Chế Là của huyện Xín Mần (Hà Giang) lại vui như Tết này, vui vì giờ đây thôn đã có điện lưới quốc gia.
Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương thông qua thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều gia đình người Mông ở Hà Giang đã thoát nghèo.
Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Đến Hang Kia, Pà Cò vào dịp Tết, chúng ta có dịp trải nghiệm và cùng đồng bào thưởng thức ngày Tết cổ truyền của dân tộc Mông rất mộc mạc, nhưng vô cùng thú vị.
Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Hai cây cầu thuộc dự án “Xây cầu đến lớp” được đưa vào hoạt động tại Lai Châu, giúp hơn 7.000 em học sinh, giáo viên và người dân đi lại an toàn.
Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh 48 gương điển hình tiên tiến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023.
Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Với câu chuyện riêng có của mình, các sản phẩm OCOP đã có riêng một tấm “giấy thông hành” để tiêu thụ. Câu chuyện về chè Suối Giàng là một câu chuyện như vậy.
Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Với triển khai dự án “Từ trang trại tới bàn ăn” của doanh nghiệp phân phối sẽ góp phần tạo sinh kế ổn định cho những người phụ nữ Chu Ru (tỉnh Lâm Đồng).
Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Thời gian qua, Sở Công Thương Hải Phòng đã triển khai nhiều giải pháp kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho bà con dân tộc thiểu số tại các huyện đảo.
Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn cần phát huy tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy xúc tiến tiêu thụ và kết nối giao thương các sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nuôi vịt Cổ Lũng đã giúp bà con dân tộc Thái huyện Bá Thước (Thanh Hóa) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu
Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Với đa dạng sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Tuyên Quang, việc khơi thông đầu ra cho các sản phẩm này sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.
Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Là địa phương có nhiều nông sản thế mạnh, Lai Châu luôn chú trọng tìm đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt sản phẩm của bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online tại địa chỉ chonongsandaklak.vn dự kiến đi vào hoạt động vào đầu tháng 12/2023, giúp khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con.
Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Đưa sản phẩm mật ong địa phương phát triển theo chuỗi hàng hoá, đến nay, nghề nuôi ong đã mang lại thu nhập ổn định cho bà con dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu.
Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Nhiều người dân tộc thiểu số ở huyện Tân Lạc, huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) nhờ nghề may mặc xuất khẩu đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập ổn định.
Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Là đặc sản của vùng núi cao Sơn La, cây chè Shan tuyết không chỉ mang lại sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số mà còn khẳng định thương hiệu nông sản địa phương.
Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Huyện Vị Xuyên chủ trương đẩy mạnh đầu tư thâm canh, cải tạo và trồng mới nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm chè Shan tuyết.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động