Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số
Vùng cao đổi mới 17/11/2023 22:25 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tân giám đốc Sở Công Thương Đắk Lắk và bài toán đầu ra cho nông sản Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi |
Tỉnh Đắk Lắk có dân số khoảng 1,9 triệu người với 49 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 35,7%. Thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm tổ chức thực hiện tốt các chế độ, chính sách tạo thu nhập cho bà con đồng bào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đặc biệt, nhiều địa phương của tỉnh này đã rất chủ động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể để triển khai các phương án hỗ trợ, tạo cơ hội cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo. Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm địa phương, đặc biệt là nông sản.
![]() |
Chợ nông sản Đắk Lắk là nơi bán các loại nông sản thế mạnh của bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh |
Đơn cử, nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có tổng diện tích đất nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 88,37% diện tích tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 627.162 ha, chiếm 48,13%. Đắk Lắk là vùng đất nổi tiếng với nhiều loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: Cà-phê, hồ tiêu, ca cao, sầu riêng, mắc ca, cao su… cùng lúa gạo, các loại nông sản xen lẫn các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù đã tạo ra nhiều nông sản đặc sản của Đắk Lắk. Nhiều sản phẩm kể trên là của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh sản xuất.
Đại diện lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk cho biết, nhiều năm qua, cùng với hàng loạt biện pháp nhằm bảo vệ thương hiệu, hỗ trợ bà con đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu để nâng cao giá trị gia tăng đối với các loại hàng hóa nông sản…, tỉnh Đắk Lắk còn đẩy kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các sản phẩm nông sản với các doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ xuất khẩu.
Nhằm tạo thêm địa chỉ phân phối, buôn bán sản phẩm nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và người dân trên địa bàn tỉnh nói chung, mới đây, Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ ra mắt Chợ nông sản Đắk Lắk online tại trang thương mại điện tử chonongsandaklak.vn.
Chợ nông sản Đắk Lắk online là hình thức thương mại điện tử do Hội Nông dân tỉnh quản lý, được thành lập dành riêng cho loại hình kinh tế tập thể và liên kết sản xuất, mang tính chất quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mời liên kết chuỗi giá trị nông sản và bán sỉ nông sản. Các gian hàng được xây dựng nhằm giúp người nông dân kể câu chuyện về sản phẩm từ quá trình gieo trồng tới khi thu hoạch, đóng gói sản phẩm.
Chợ nông sản Đắk Lắk online sẽ tạo không gian cho các hoạt động nghiên cứu, giới thiệu, trưng bày, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu; hợp tác sản xuất, kinh doanh… trên nền tảng trực tuyến. Ngoài tiện ích tạo môi trường để người mua và người bán trực tiếp thương thảo, không qua khâu trung gian, Chợ nông sản Đắk Lắk online còn là nơi để các doanh nghiệp truy cập, tìm nguồn hàng có tính minh bạch về nguồn gốc, xuất xứ, thương hiệu… với nhiều thông tin đầu vào nhất và tiết kiệm thời gian, công sức nhất.
Việc tham gia Chợ nông sản Đắk Lắk online sẽ thúc đẩy các hợp tác xã, tổ hợp tác, chi hội, tổ hội nghề nghiệp, nông dân chủ động nâng cao giá trị sản phẩm, sản xuất nông sản an toàn, theo tiêu chuẩn và đăng ký thương hiệu. Từ đó hình thành nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh, đưa nông nghiệp của tỉnh phát triển bền vững. Thông qua Chợ nông sản Đắk Lắk online, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chi hội, tổ hội nghề nghiệp và nông dân sẽ kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường, tình hình sản xuất trên quy mô toàn tỉnh, từ đó điều tiết sản xuất và có hướng điều chỉnh sản phẩm phù hợp với thị trường; góp phần quảng bá tiềm năng, lợi thế, quy mô nền nông nghiệp tỉnh, kêu gọi xúc tiến đầu tư, sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản…
Chợ nông sản Đắk Lắk online hoàn toàn miễn phí cho các thành viên tham gia và dự kiến chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/12/2023, có quy mô ban đầu khoảng 500 gian hàng với nhiều chức năng, tính năng và ngày càng được nâng cấp phù hợp với sự phát triển của thương mại điện tử, công nghệ số.
Theo thống kê, đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã có 114 chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hàng chục cơ sở được cấp giấy chứng nhận sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên các loại sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi; khoảng 150 HTX nông nghiệp có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp; khoảng 34 doanh nghiệp và 276 trang trại, gia trại tham gia liên kết với doanh nghiệp; số nông dân tham gia liên kết gần 16.000 hộ… Việc có thêm một kênh phân phối như Chợ nông sản Đắk Lắk online sẽ giúp khơi thông đầu ra cho nông sản địa phương, tạo nguồn thu ổn định cho bà con đồng bào dân tộc nói riêng và người dân địa phương nói chung.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số
Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho chè Shan tuyết Hà Giang

Bắc Kạn: Tìm giải pháp mở rộng mở đầu ra cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua Lếch

Yên Bái: Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Longform | Ara-Tay Coffee và “hạt cà phê tử tế” của phụ nữ dân tộc Thái

Hòa Bình gia tăng giá trị nông sản qua sàn thương mại điện tử

Hoà Bình: Cần chính sách đầu tư đồng bộ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thoát nghèo

Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Mật ngọt trên đất Sơn La

Sơn La: Thời trang xanh giúp cây chuối Tú Nang “cất cánh” vươn xa

Longform | Đồng bào Chăm Ninh Thuận: Làm giàu từ cây măng tây xanh giữa vùng cát trắng
