Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Đưa sản phẩm mật ong địa phương phát triển theo chuỗi hàng hoá, đến nay, nghề nuôi ong đã mang lại thu nhập ổn định cho bà con dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu.
Về nơi nuôi ong lấy mật Nghệ An: Hướng đi mới từ nghề nuôi ong lấy mật, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Đưa mật ong thành sản phẩm hàng hoá

Là tỉnh miền núi, nằm ở địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển nông – lâm nghiệp. Tỉnh Lai Châu hiện có hơn 487.000 ha rừng, với tỷ lệ độ che phủ đạt hơn 51,5%. Mật ong rừng là một trong những sản vật đặc trưng, hiếm có ở Lai Châu. Ong rừng sống, xây tổ và làm mật tự nhiên nên mật ong rừng có mùi thơm tự nhiên hoàn toàn khác biệt so với các loại mật ong khác. Từ đầu tháng 2 đến hết tháng 6 hàng năm là mùa của mật ong rừng, thời gian này là mùa hoa rừng nở, các loại ong đã no nê hút phấn hoa để sản sinh ra mật.

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời
Nghề nuôi ong mang lại giá trị cao cho bà con Phong Thổ (Ảnh: Trang Thông tin điện tử huyện Phong Thổ)

Để lấy được những lít mật ong rừng thơm ngon nguyên chất, trước đây bà con đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu phải đi bộ hàng mấy ngày trời để vào những khu rừng già tìm kiếm mật ong rừng. Sau khi lấy được tổ ong rừng, bà con cẩn thận mang về nhà loại bỏ sáp và ong già, lọc sạch rồi cho vào can hoặc chai để chứa. Mật ong rừng thường có màu đen sẫm, không vàng như các mật ong nuôi, tùy từng thời điểm khai thác mật, có vị ngọt dịu mang mùi hương của cả trăm loại hoa rừng. Đây là những đặc điểm làm nên sự khác biệt của mật ong Lai Châu so với những địa phương khác.

Sau này, bà con đi bắt ong trên núi về nuôi thuần lấy mật phục vụ nhu cầu của gia đình và người thân với quy mô nhỏ và chỉ áp dụng những kỹ năng được truyền tay, chứ chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi ong, nên năng suất và chất lượng không cao.

Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của HĐND tỉnh Lai Châu về chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy định chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025 đã có thêm nội dung hỗ trợ nuôi ong. Đây là điều kiện để các huyện, thành phố khuyến khích thành lập, thu hút các HTX đầu tư, liên kết nuôi, thu mua sản phẩm mật ong; đồng hành cùng chính quyền địa phương xây dựng thành công Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

Với những ưu đãi từ văn bản này, cùng với các hộ dận trên hàng trăm hộ dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang tận dụng lợi thế từ đồi rừng nuôi ong lấy mật, mang lại giá trị kinh tế cao... Theo đó, nghề nuôi ong lấy mật đang được tỉnh Lai Châu xác định là hướng kinh tế mới, bền vững để chuyển đổi phương thức sản xuất cho người dân.

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời
Nghề nuôi ong mang lại giá trị cao cho người dân (Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển)

Thực hiện theo Nghị quyết 07 của HĐND tỉnh Lai Châu, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 700.000 đồng mỗi thùng. Nhờ chăm sóc tốt và phòng, chống rét nên đàn ong luôn phát triển ổn định, một số hộ đã tách đàn để nhân rộng mô hình. Hiện nay, người dân trên địa bàn tỉnh đã phát triển được gần 10.000 thùng ong đem lại giá trị kinh tế cao. Trung bình mỗi năm, người nuôi ong có thu nhập đạt từ 1-1,5 triệu đồng/thùng ong, giúp người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và thoát nghèo.

Tạo chuỗi liên kết để tiêu thụ sản phẩm ổn định

Việc thu hoạch mật mang lại thu nhập khá cao cho người dân. Đây cũng là một trong những dự án được kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững cho nhân dân trên địa bàn

Các hộ tham gia mô hình chia sẻ, việc nuôi ong không vất vả, chủ yếu phòng, chống rét vào đông và cho ăn bổ sung cuối mùa từ tháng 8 trở đi. Đặc biệt, Sìn Hồ có sẵn các loại hoa từ vườn trái cây của gia đình cũng như trong bản nên không chỉ thuận lợi cho đàn ong phát triển mà con giúp bà con nông dân có nhiều thời gian để phát triển kinh tế.

Để đàn ong phát triển, người dân đúc kết kinh nghiệm từ đóng thùng nuôi ong đúng kỹ thuật, duy trì 1 con ong chúa và nuôi từ 3 - 4 cầu. Từ tháng 2 - 3, khi trời ấm áp, người dân tiến hành nhân đàn bằng cách dùng ấu trùng non làm mũ chúa, sau khi mũ chúa được 9 - 10 ngày tiến hành tách đàn.

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời
Sản phẩm mật ong Lai Châu được hỗ trợ tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử Lazada

Đặc biệt, các hộ tham gia mô hình chủ yếu nuôi ngay tại vườn trái của gia đình nên rất thuận lợi cho việc theo dõi, chăm sóc. Đây là mô hình ít chi phí và thuận lợi đầu ra nên nhân dân dễ thực hiên, nhất là các hộ nghèo trên địa bàn.

Đơn cử, đầu năm 2022, Hợp tác xã Nông nghiệp Mường Mít ở bản Khoang, xã Mường Mít, huyện Than Uyên (Lai Châu) được thành lập với 9 hộ dân liên kết để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Hợp tác xã đã sử dụng máy hạ thủy phần nhằm lọc sạch cặn bẩn, nhộng, sáp ong và tách nước, đảm bảo thu được sản phẩm mật ong nguyên chất với tiêu chuẩn 3 không (không chất bảo quản, không phụ gia, không hương liệu. Đến nay, Hợp tác xã có 200 thùng ong với 100% giống ong tự nhiên đưa về thuần hóa.

Năm 2022, Hợp tác xã đưa ra thị trường hơn 2.000 lít mật, bán với giá 150.000 đồng/lọ 350ml, tạo thu nhập ổn định cho các hộ gia đình liên kết từ 50 - 60 triệu đồng/hộ/năm. Sản phẩm mật ong Thanh Xuân đã được UBND tỉnh Lai Châu công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Tại huyện Tam Đường hiện có 2.246 đàn ong. Ông Nguyễn Thành Trung - Giám đốc Hợp tác xã Ong Vàng, xã Bản Hon, huyện Tam Đường cho hay: Để mô hình liên kết thành công, chúng tôi chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi dưỡng, tách đàn cho các thành viên và hộ dân. Với trên 840 đàn ong, mỗi năm đơn vị thu về 1.200 lít mật với doanh thu trên 500 triệu đồng. Năm 2021, sản phẩm mật ong của Hợp tác xã đạt sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Lai Châu, thị trường tiêu thụ cũng rộng hơn.

Cuối năm 2022, xã Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ) cũng triển khai mô hình nuôi ong lấy mật cho các hộ gia đình trên địa bàn. Sau thời gian chăm sóc, đàn ong luôn phát triển tốt, cho thu nhập ổn định.

Nuôi ong đang được tỉnh Lai Châu xác định là hướng kinh tế mới, bền vững để chuyển đổi phương thức sản xuất. Giai đoạn 2021-2023, Lai Châu phát triển mới 5.893 thùng ong (trong đó, có 6 Hợp tác xã với trên 4.100 đàn ong; của hộ dân nuôi 1.755 đàn), nâng tổng số đàn ong toàn tỉnh lên 10.000 đàn. Trung bình mỗi năm người nuôi ong có thu nhập đạt từ 1-1,5 triệu đồng/thùng ong, giúp người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và thoát nghèo.

Về phía các địa phương, thời gian qua, các địa phương đã nỗ lực lớn để hỗ trợ người nông dân phát triển sản xuất và tiêu thụ mật ong theo hướng hàng hoá. Đơn cử, tại huyện Sìn Hồ, để triển khai có hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Sìn Hồ đã cử cán bộ chuyên môn đến các thôn bản tuyên truyền, vận động người dân tham gia, qua đó lựa chọn những hộ có tâm huyết với nghề nuôi ong để hỗ trợ.

Thời gian tới, trung tâm tiếp tục phối hợp hướng dẫn cho bà con về kỹ thuật nuôi ong, đồng thời giúp người dân tăng đàn, từ đó giúp người dân nâng cao thu nhập. Chất lượng làm nên thương hiệu, hiện sản phẩm mật ong Sìn Hồ thu hoạch đến đâu có người thu mua đến đó với giá cả ổn định 150.000 đồng/lít.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, giá trị kinh tế cao cùng với chính sách hỗ trợ của tỉnh, nghề nuôi ong lấy mật ở Lai Châu đã và đang phát triển vượt bậc. Nhờ nuôi ong lấy mật bán ra thị trường, mà không ít hộ dân ở Lai Châu đã thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Để phát triển bền vững nghề nuôi ong lấy mật, thời gian tới, tỉnh Lai Châu tiếp tục chỉ đạo các huyện, thành phố cần khuyến khích người dân phát triển nuôi ong theo hướng trang trại, gia trại kết hợp với trồng trọt. Chú trọng thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Bên cạnh đó, các địa phương cần tích cực chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đồng thời, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm mật ong.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lai Châu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động