Thứ ba 22/04/2025 01:30

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Hai cây cầu thuộc dự án “Xây cầu đến lớp” được đưa vào hoạt động tại Lai Châu, giúp hơn 7.000 em học sinh, giáo viên và người dân đi lại an toàn.

Hai công trình ngầm tràn điểm Huổi Lạng, thuộc bản Huổi Pết, xã Nậm Hàng và cầu liên hợp đập tràn tại bản Nậm Ô, xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu vừa chính thức được đưa vào sử dụng.

Dự án "Xây cầu đến lớp" khánh thành 2 cây cầu mới tại Lai Châu

Theo UBND huyện Nậm Nhùn, Nậm Ban và Nậm Hàng là hai xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Dân cư thưa thớt, thành phần dân tộc thiểu số chiếm đến 95%. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các hệ thống khe suối, giao thông đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa lũ. Học sinh, trẻ em và thầy cô giáo tại các điểm trường hàng ngày phải đi qua khu vực nguy hiểm không đảm bảo khả năng thoát nước, thường xảy ra hiện tượng sạt lở, đứt gãy vào mùa mưa lũ. Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình học tập và giảng dạy của thầy cô giáo và các em học sinh, những con đường này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn cho người dân địa phương và các phương tiện qua lại.

Chính vì vậy, theo ông Vũ Tiến Hóa, Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn, hai công trình có ý nghĩa đặc biệt với nhân dân và các cháu học sinh ở hai điểm bản, đảm bảo sự đi lại an toàn cho các cháu, nhất là vào mùa mưa lũ. Đồng thời, tạo động lực cho các cháu đến lớp chuyên cần, nâng cao chất lượng học tập. Đối với người dân, cây cầu cũng góp phần tạo điều kiện để nhân dân giao thương đi lại, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống.

Được biết, đây là cây cầu thứ bảy và thứ tám thuộc dự án “Xây cầu đến lớp” do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và Grab Việt Nam phối hợp triển khai. Hai công trình cầu liên hợp đập tràn có tổng kinh phí thực hiện là 2,1 tỷ đồng, trong đó 1,7 tỷ đồng do Grab Việt Nam và người dùng Grab ủng hộ, cùng với 400 triệu đồng đối ứng từ địa phương.

Sau khi hoàn thành, công trình sẽ giúp hơn 7.000 em học sinh, giáo viên và người dân của hai xã Nậm Ban và Nậm Hàng đi lại an toàn, thuận lợi, tạo điều kiện cho giao thương hàng hóa, đưa kinh tế địa phương phát triển tích cực hơn, từ đó góp phần thực hiện Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’