Hà Giang - Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 30 năm tái lập tỉnh và 60 năm Bác Hồ lên thăm

P.V

P.V

Sáng 8/12, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Giang đã tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh (20/8/1891-20/8/2021), 30 năm tái lập tỉnh (1/10/1991 – 1/10/2021) và 60 năm thực hiện 8 lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang (26/3/1961 – 26/3/2021). Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo.

Ngày 20/8/1891, tỉnh Hà Giang được thành lập. Giai đoạn 1891-1930, người dân Hà Giang chịu sự khai thác và bóc lột của thực dân Pháp. Không những đặt Hà Giang vào chế độ quân quản, thực dân Pháp còn duy trì và củng cố quan hệ bóc lột phong kiến sẵn có. Đây là giai đoạn, nhiều dân tộc trong tỉnh không có người biết chữ, tỷ lệ mù chữ chiếm trên 95% dân số. Đói rét, bệnh tật, cờ bạc, rượu chè và nạn nghiện hút cùng các hủ tục “phủ bóng đen” lên các làng bản của đồng bào các dân tộc Hà Giang.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới ánh sáng cách mạng của Đảng, tinh thần yêu nước của nhân dân các dân tộc Hà Giang được tiếp thêm sức mạnh. Ngày 25/12/1945, Đảng bộ tỉnh Hà Giang được thành lập, từng bước lãnh đạo nhân dân các dân tộc giải quyết tận gốc nạn thổ phỉ, phát triển kinh tế, văn hóa, tăng cường xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang, thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Giai đoạn 1976-1991, hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên, nhân dân các dân tộc Hà Tuyên tiếp tục đoàn kết một lòng, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và giành được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế.

Năm 1991, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII đã quyết định chia tách tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Ngày 1/10/1991, tỉnh Hà Giang chính thức được tái thành lập.

Hoạt cảnh Bác Hồ căn dặn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Hà Giang khi Người lên thăm năm 1961 trong Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Hà Giang 130 năm hành trình cùng đất nước”
Hoạt cảnh Bác Hồ căn dặn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Hà Giang khi Người lên thăm năm 1961 trong Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Hà Giang 130 năm hành trình cùng đất nước”

Với tinh thần “khó khăn gấp đôi phải cố gắng gấp ba”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Hà Giang đã phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động, sáng tạo, vượt khó đi lên và giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Giai đoạn 2015 đến nay, kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá. Tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân đạt 6,8%; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; 100% các thôn bản có đường đi được xe cơ giới đến trung tâm; 100% dân số đô thị, 94,4% hộ dân ở nông thôn được sử dụng điện. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia 42%; tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế 100%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 98,5%. Chương trình xây dựng NTM được triển khai đồng bộ, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, cách làm sáng tạo. Văn hóa truyền thống các dân tộc được bảo tồn và phát huy; công tác giảm nghèo thu nhiều kết quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, năm 2021 còn 18,54%. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng cải thiện. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền được nâng lên. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Hà Giang được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.

Có được những kết quả đáng khích lệ này, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Giang Đặng Quốc Khánh khẳng định: Hơn 60 năm qua, những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người thăm nhân dân và cán bộ tỉnh Hà Giang năm 1961 đã trở thành chân lý, có giá trị vĩnh cửu cho các thế hệ đồng bào các dân tộc toàn tỉnh. Toàn bộ di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã lan tỏa, thấm sâu trong tâm trí mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đó là tài sản tinh thần to lớn và quý giá; đã, đang và sẽ luôn soi rọi, dẫn dắt Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang trên con đường đi tới thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian trưng bày các đặc sản của tỉnh Hà Giang
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian trưng bày các đặc sản của tỉnh Hà Giang

Phát biểu tại Lễ kỉ niệm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng trước sự phát triển, đổi thay tích cực của Hà Giang. Theo Chủ tịch nước, để thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ 17 đặt ra, đó là “xây dựng Hà Giang trở thành tỉnh phát triển về du lịch, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp đặc trưng hàng hóa; đến năm 2030 là tỉnh có kinh tế-xã hội phát triển khá trong khu vực trung du miền núi phía Bắc; đến năm 2045 là tỉnh có kinh tế-xã hội trung bình khá của cả nước”… Hà Giang còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhưng thời cơ cũng rất nhiều.

Cụ thể, Chủ tịch nước cho rằng, với một tỉnh có điều kiện đặc thù như Hà Giang thì chính sách xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, tỉnh cần phải có những chính sách an sinh, thực hiện chính sách giảm nghèo, tăng cường đầu tư cho giáo dục, chăm sóc y tế, cung cấp phúc lợi cho người dân thật tốt. “Cần thiết kế những chính sách đặc thù, vừa mang tính trợ cấp, vừa hỗ trợ, vừa nâng đỡ, thúc đẩy tinh thần nỗ lực, tự lực vươn lên của người dân”- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, trên cơ sở phát huy các tiềm năng và lợi thế riêng có, Hà Giang cần tiếp tục tìm kiếm mô hình và động lực tăng trưởng kinh tế mới. Lựa chọn hỗ trợ đầu tư có trọng tâm đối với một số ngành có lợi thế, nhất là du lịch, sản xuất sản phẩm nông nghiệp đặc trưng và dược liệu gắn với chế biến sâu tại chỗ nhằm nâng cao giá trị gia tăng. Triển khai thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi số và thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030 và các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững. Phấn đấu làm sao để đồng bào dân tộc ở Hà Giang không chỉ “sống trên đá, thoát nghèo trên đá” mà còn tiến tới “làm giàu trên đá”.

P.V
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thông tin về Bác Hồ

Tin mới nhất

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Chiều ngày 21/11, tại họp báo thường kỳ, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng, thông tin về những động thái mới nhất của Philippines, Trung Quốc trên Biển Đông.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Chiều 21/11, tại họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông tin với báo chí về việc tiếp nhận máy bay huấn luyện T-6C từ Hoa Kỳ.
Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khuyến cáo, các công dân Việt Nam không đến Ukraine thời điểm này, trừ trường hợp thực sự cần thiết.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Chiều 21/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình Đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Quốc hội sẽ họp về công tác nhân sự.

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Theo chuyên gia, khoảng 30 nguy cơ đe doạ an ninh phi truyền thống đã, đang và sẽ tiếp tục nổi lên. Trong đó có 5 nguy cơ mà chúng ta phải lưu tâm.
Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Theo đại biểu Quốc hội, hiện trạng bất động sản hiện có rất nhiều vấn đề như giá bất động sản phi mã, người nghèo, lao động, công chức rất khó có thể mua được.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị ở mức độ cao.
Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi khảo sát, đánh giá chất lượng, trữ lượng không đạt tiêu chuẩn nên phải tìm mỏ khác thay thế.
Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Ngày 20/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia sẽ củng cố mạnh mẽ nền tảng quan hệ chính trị và tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược.
Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'

Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây đã nhắc lại giá trị của phong trào bình dân học vụ và đề xuất một cách tiếp cận mới: Phát động phong trào bình dân học vụ số.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Ngày 20/11, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Bí thư về điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 'Hôm nay, tôi là người hạnh phúc nhất trên thế gian này'

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 20/11 năm nay có một điều rất đặc biệt, niềm hạnh phúc của các nhà giáo đó là Quốc hội thảo luận về Luật Nhà giáo.
Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng thăm chính thức Cộng hòa Dominica, phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Cộng hòa Dominica Lê Quang Long.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đề cập về việc dạy thêm, học thêm, đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các cơ quan để đưa ra cơ chế quản lý đối với vấn đề này.
Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Từ thực tiễn, kinh nghiệm quản lý trong ngành giáo dục, đại biểu Quốc hội cho biết, hiện trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ đang ngày càng trầm trọng.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội dành trọn phiên họp buổi sáng để thảo luận về dự án Luật Nhà giáo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Ngày 19/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng, Hội nghị G20.
Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp

Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp 'trồng người'

Các cơ sở đào tạo ngành Công Thương nói chung, đội ngũ những người làm công tác giáo dục nói riêng đã luôn nỗ lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm các học sinh còn mất tích trong vụ 06 học sinh bị đuối nước nghiêm trọng tại Phú Thọ, sớm khắc phục hậu quả.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các địa phương đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, không để tình trạng dự án chờ mặt bằng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động