Thứ hai 23/12/2024 12:42

Gỡ khó cho sản xuất công nghiệp Đắk Nông

Ngành Công Thương Đăk Nông đã và đang tham mưu với UBND tỉnh và các đơn vị liên quan triển khai nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Theo thống kê của Sở Công Thương /chu-de/tinh-dak-nong.topic, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2023 dự kiến tăng 1,82% so với tháng 4/2023 và tăng 6,82% so với tháng cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 0,76% so với tháng 4/2023 và tăng 4,42% so với tháng cùng kỳ năm 2022; Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,49% so với tháng 4/2023 và tăng 7,93% so với tháng cùng kỳ năm 2022; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 8,55% so với tháng 4/2023 và tăng 4,84% so với cùng kỳ năm 2022; Công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,27% so với tháng 4/2023 và tăng 8,36% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức tăng nhẹ so với cùng kỳ các năm trước, cho thấy doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn.

Các cơ quan chức năng tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo cho hoạt động sản xuất ổn định của nhà máy Alumin Nhân Cơ

Luỹ kế 5 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 4,96% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 4,66%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,64%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 5,58%; công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,74%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất ổn định và tăng trưởng so với tháng trước như: Sản phẩm Alumin ước đạt 60,4 tấn, cà phê nhân ước đạt 21,5 nghìn tấn, cà phê bột ước đạt 155 tấn bằng với tháng trước...

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 3 khu công nghiệp với tổng diện tích là 729ha. Đến nay, các khu công nghiệp đã thu hút được 44 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 18.170,7 tỷ đồng, vốn thực hiện 4.561,7 tỷ đồng.

Xác định sản xuất công nghiệp là một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế địa phương, ngành Công Thương và các đơn vị đang triển khai các giải pháp gỡ khó. Cụ thể, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo cho hoạt động sản xuất ổn định của nhà máy Alumin Nhân Cơ, định kỳ hàng tháng, Sở Công Thương – cơ quan thường trực Tổ công tác xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của Công ty Nhôm Đắk Nông – TKV (Tổ 1644) đã tổng hợp, báo cáo tình hình và đề xuất xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của Công ty Nhôm Đắk Nông – TKV.

Đối với Dự án Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông của Công ty TNHH luyện kim Trần Hồng Quân, sau nhiều nỗ lực, đến nay đã đầu tư xây dựng xong phần xây dựng cơ bản các hạng mục của công trình.

Hiện chủ đầu tư đã thu xếp được nguồn vốn để tiếp tục triển khai Dự án. Chủ đầu tư đã lựa chọn Công ty TNHH xây lắp luyện kim màu (Nhà thầu NFC) là Tổng thầu EPC cho gói thầu chế tạo, cung cấp và lắp đặt thiết bị cho dự án.

Hai bên đã thống nhất hợp đồng tổng thầu EPC. Dự kiến, trong năm 2024 sẽ chính thức đưa phân kỳ I, với công suất 150.000 tấn nhôm/năm đi vào vận hành.

Sở Công Thương cũng đang tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy để kiến nghị Chính phủ một số nội dung về: xem xét chỉ đạo các bộ, ngành chủ trì, phối hợp cùng với Đắk Nông đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án; thực hiện chủ trương nhất quán về cơ chế, chính sách áp dụng đối với Dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông…

Thời gian tới, để góp phần tháo gỡ khó khăn và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp cho doanh nghiệp, Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng Dự thảo Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Bên cạnh đó, tiếp tục tham mưu Dự thảo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy: Về tình hình giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến sản xuất - kinh doanh của Nhà máy alumin Nhân Cơ; Tình hình đầu tư xây dựng và một số vấn đề liên quan đến Dự án Nhà máy điện phân nhôm. Đồng thời, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh tổng hợp những khó khăn liên quan đến Quy hoạch khoáng sản bô xít được phê duyệt tại Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01/11/2007 và Dự thảo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản