Gìn giữ phát huy lễ cưới của người Dao đỏ

Lễ cưới người Dao đỏ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, cần giữ gìn, phát huy để xây dựng nếp sống văn minh, trong đời sống hiện nay.
Tuyên Quang: Bảo tồn trang phục truyền thống của người Dao đỏ Thuốc tắm- tri thức dân gian của người Dao đỏ

Phong tục cưới hỏi truyền thống củangười Dao đỏ tỉnh Tuyên Quang có nhiều nghi lễ như: Lễ đánh tiếng, lễ xem mặt, lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi…, trong đó lễ cưới là nghi lễ quan trọng nhất, phản ánh sinh động đời sống, tín ngưỡng của người Dao đỏ. Lễ cưới của người Dao đỏ trước đây thường diễn ra trong 3 ngày 3 đêm nhưng nay đã được rút ngắn lại theo nhịp sống văn hóa mới. Nhưng những nghi lễ, nghi thức trong đám cưới cổ truyền vẫn được người Dao đỏ lưu truyền để giáo dục cho con cháu đời sau.

Gìn giữ phát huy lễ cưới của người Dao đỏ
Lễ cưới người Dao đỏ ngày nay được rút ngắn lại theo nhịp sống văn hóa mới

Để tiến tới tổ chức lễ cưới, nhà trai phải sang nhà gái ít nhất 3 lần. Lần đầu tiên đi ăn hỏi thì nhà trai không phải mang lễ vật gì. Người đi hỏi (tức là ông bà mối) do bố mẹ chàng trai lựa chọn phải là người am hiểu phong tục, tập quán, nói năng lưu loát và phải là người có đức độ, liêm khiết, có uy tín với bà con dân làng. Sau khi ướm hỏi nếu được bên nhà gái nhất trí thì mới về báo gia đình nhà trai chuẩn bị. Lần thứ hai là lễ ăn hỏi. Đến lần thứ 3 là mang lễ vật gồm thịt lợn, gà, gạo, rượu sang để cho nhà gái chuẩn bị tổ chức lễ cưới.

Gìn giữ phát huy lễ cưới của người Dao đỏ
Lễ vật ngày nay đơn giản phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình

Ngoài ra, lễ vật còn nhiều sính lễ khác và tùy thuộc vào mỗi gia đình. Trước đây gia đình nhà gái thường đưa ra những yêu cầu rất cao như bạc trắng lên tới 100 đồng và kèm theo đó là mấy tạ lợn, quần áo, đồ trang sức… Tuy nhiên hiện nay, theo nếp sống văn hóa mới, việc thách cưới đã giảm, chỉ mang tính tượng trưng. Nếu gia đình nhà trai không có bạc trắng thì có thể quy đổi ra tiền mặt nhưng số lượng không nhiều.

Nghệ nhân Phàn Văn Phú, dân tộc Dao đỏ xã Tân Thành huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cho biết: Trước đây lễ cưới của người Dao đỏ thường diễn ra trong 3 ngày 3 đêm nhưng nhưng nay rút gọn còn 1 ngày 1 đêm ở nhà trai, còn nhà gái chỉ tổ chức 1 bữa ăn vui vẻ đưa cô dâu về nhà chồng.

Gìn giữ phát huy lễ cưới của người Dao đỏ
Thầy cúng báo cáo thần linh, thổ địa, tổ tiên để xin phép đi xin dâu
Gìn giữ phát huy lễ cưới của người Dao đỏ
Cô dâu được mẹ dặn dò trước khi về nhà chồng
Gìn giữ phát huy lễ cưới của người Dao đỏ
Lễ cưới của người Dao đỏ không thể thiếu tiếng kèn mừng đám cưới

Trước khi sang nhà gái xin dâu, thầy cúng báo cáo thần linh, thổ địa, tổ tiên để xin phép. Nghi lễ đón dâu bắt đầu từ bên nhà trai với đoàn nhạc lễ của người Dao gồm kèn, trống, chiêng, chũm, chọe, thanh la sang nhà gái xin dâu. Trên đường đi qua các bản, người thổi kèn thổi các bài ca chào bản, chào mường. Lễ vật nhà trai mang sang nhà gái gồm 2 con gà, 10 chai rượu, 30 kg gạo và 30 kg thịt lợn để xin được đón cô dâu về.

Gìn giữ phát huy lễ cưới của người Dao đỏ
Nghi thức xin dâu của họ nhà trai

Khi đến cổng nhà gái, nhà trai sẽ có lời thưa rằng: Hôm nay ngày lành tháng tốt, cây đã đến kỳ nở hoa, con chim đòi làm cái tổ, bên nhà trai hôm nay đem lễ vật là 20 lít rượu, 2 đôi gà, 20 cân gạo, 30 cân thịt lợn, để xin được đón đứa con dâu, lễ vật đã đủ rồi, mong ông bà cho đón cháu về với nhà trai chúng tôi. Nhà gái đáp lại, chúng tôi đồng ý, xin dặn cháu đôi lời: Từ nay là vợ chồng, hai người phải biết yêu thương nhau, phải biết kính trọng ông bà bố mẹ, không được núi này trông núi khác.

Được sự đồng ý của nhà gái, đoàn rước dâu về nhà trai trong tiếng kèn của đội nhạc lễ với các bài ca mừng cưới theo nhịp điệu vui vẻ. Cô dâu mặc trang phục truyền thống trên đầu trùm khăn cưới hình mái nhà, cổ và vòng tay đeo vòng bạc, phù dâu đi bên cạnh che ô và phụ giúp cô dâu trong quá trình hành lễ từ nhà gái sang nhà trai.

Gìn giữ phát huy lễ cưới của người Dao đỏ
Cô dâu được trùm một tấm khăn màu đỏ đen che mặt

Người Dao đỏ quan niệm, trong lễ cưới trên đường đi về nhà trai cô dâu không để mặt trời nhìn thấy bởi sợ mất vía, sẽ không gặp may trong cuộc đời sau này. Cô dâu được trùm một tấm khăn màu đỏ đen che mặt. Chú rể cũng không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi thực hiện xong các nghi lễ cúng tạ tổ tiên.

Gìn giữ phát huy lễ cưới của người Dao đỏ
Cô dâu và chú rể được thắt một dải khăn tượng trưng cho sợi tơ hồng trăm năm bền chặt.

Theo phong tục của người Dao đỏ, khi đến nhà trai, cô dâu chú rể chưa được vào nhà ngay, phải đợi giờ tốt, đợi thầy cúng làm lễ thì mới được vào nhà chính. Thầy cúng sẽ làm phép gột rửa những điều không may mắn cho cô dâu trước khi bước vào nhà chồng. Đến giờ tốt, thầy cúng báo với tổ tiên nhà trai, lúc này cô dâu đã chính thức trở thành con cháu trong gia đình. Cô dâu chú rể quỳ trước bàn thờ nhận hai chén rượu hồng.

Gìn giữ phát huy lễ cưới của người Dao đỏ
Niềm hạnh phúc của cô dâu chú rể trong lễ cưới

Khi các nghi lễ được tổ chức xong xuôi, cô dâu chú rể vào nhà quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên, nhận chén rượu và trang sức vàng bạc do cha mẹ chồng và họ hàng trao tặng. Hình ảnh hai vợ chồng trẻ buộc dải khăn đỏ thể hiện sợi dây tơ hồng gắn kết tình yêu của họ, như lời chúc phúc cho cuộc sống hạnh phúc bền lâu.

Có thể thấy, lễ cưới của người Dao đỏ tỉnh Tuyên Quang tuy mộc mạc giản di nhưng chứa đựng giá trị về văn hóa, lịch sử và giáo dục. Đây là nét đẹp văn hóa của người Dao đỏ cần được giữ gìn, phát huy để xây dựng nếp sống văn minh trong đời sống đương đại.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người Dao đỏ

Tin cùng chuyên mục

Từ ngày 1/7/2025, khoảng 1,6 triệu người cao tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí

Từ ngày 1/7/2025, khoảng 1,6 triệu người cao tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí

Từ tuyến lửa Trường Sơn đến

Từ tuyến lửa Trường Sơn đến 'xa lộ' logistics - Bài 3: Từ 'mạch máu' thép đến 'huyết quản' số

Thời tiết hôm nay 2/5: Hà Nội đêm mưa, ngày nắng

Thời tiết hôm nay 2/5: Hà Nội đêm mưa, ngày nắng

Thời tiết biển hôm nay 2/5/2025: Hầu hết vùng biển mưa, dông

Thời tiết biển hôm nay 2/5/2025: Hầu hết vùng biển mưa, dông

Về Bảo tàng Lịch sử Quân sự, cùng dòng người ngược dấu xưa

Về Bảo tàng Lịch sử Quân sự, cùng dòng người ngược dấu xưa

Rộn ràng sắc màu ngày 1/5 trên khắp phố phường Hà Nội

Rộn ràng sắc màu ngày 1/5 trên khắp phố phường Hà Nội

Trải nghiệm mới tại Công viên Thống nhất dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm mới tại Công viên Thống nhất dịp nghỉ lễ

Số hóa đất đai, quy hoạch: Đòn bẩy đổi mới nông thôn

Số hóa đất đai, quy hoạch: Đòn bẩy đổi mới nông thôn

Công nhân sáng tạo: Nền móng cho phát triển trong kỷ nguyên mới

Công nhân sáng tạo: Nền móng cho phát triển trong kỷ nguyên mới

Từ tuyến lửa Trường Sơn đến

Từ tuyến lửa Trường Sơn đến 'xa lộ' logistics - Bài 2: Hòa nhịp cùng đất nước

Học giả Nguyễn Đình Đầu: Người tận hiến cho dân tộc và lịch sử nước nhà

Học giả Nguyễn Đình Đầu: Người tận hiến cho dân tộc và lịch sử nước nhà

Thời tiết hôm nay 1/5: Bắc Trung Bộ có mưa rào

Thời tiết hôm nay 1/5: Bắc Trung Bộ có mưa rào

Thời tiết biển hôm nay 1/5/2025: Biển Đông có mưa và dông

Thời tiết biển hôm nay 1/5/2025: Biển Đông có mưa và dông

Nụ hôn 30/4 và Việt Nam trong mắt du khách quốc tế sau 50 năm thống nhất

Nụ hôn 30/4 và Việt Nam trong mắt du khách quốc tế sau 50 năm thống nhất

Kíp xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập sau 50 năm: Khoảnh khắc và cuộc đời

Kíp xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập sau 50 năm: Khoảnh khắc và cuộc đời

Đại tá dẫn đầu phi đội Su30-MK2 tiết lộ thông điệp bầy chim sắt ‘viết lên trời xanh”

Đại tá dẫn đầu phi đội Su30-MK2 tiết lộ thông điệp bầy chim sắt ‘viết lên trời xanh”

Từ chiến hào đến ngày toàn thắng: Hồi ức 30/4 của người lính năm xưa

Từ chiến hào đến ngày toàn thắng: Hồi ức 30/4 của người lính năm xưa

TP. Hồ Chí Minh: Cầu Ba Son lung linh trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh: Cầu Ba Son lung linh trong dịp lễ 30/4

Có một Hà Nội 30/4 rực màu cờ đỏ - màu hoa khát vọng thành phố vì hoà bình!

Có một Hà Nội 30/4 rực màu cờ đỏ - màu hoa khát vọng thành phố vì hoà bình!

Hiệu quả công tác điều hành giao thông dịp lễ 30/4

Hiệu quả công tác điều hành giao thông dịp lễ 30/4