Điện Biên: Độc đáo nghi lễ cưới của người Dao đỏ Huổi Sâu

Người Dao đỏ ở Điện Biên vẫn giữ được nhiều nét văn hóa, phong tục truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghi lễ cưới ở Huổi Sâu.
Hướng về Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch triển khai tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Điện Biên đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2024 - “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận”

Đồng bào dân tộc Dao đỏ sinh sống thành bản ở Huổi Sâu, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên từ lâu đời. Mặc dù trải qua quá trình giao thoa văn hóa với các dân tộc khác nhưng người Dao đỏ vẫn giữ được nhiều nét văn hóa, phong tục truyền thống của dân tộc mình. Trong đó, đám cưới là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng nhất trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Dao đỏ nơi đây.

Nghi lễ trong đám cưới chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử của đồng bào dân tộc. Sau khi đôi trai, gái tìm hiểu, tiến tới hôn nhân, gia đình sẽ nhờ thầy mo xem ngày lành, tháng tốt để tổ chức. Tùy thuộc vào năm sinh của cô dâu, chú rể mà thầy mo sẽ định ngày cũng như giờ để đưa dâu, nhận dâu; nhưng thường là giờ Dần, giờ Mão khi mặt trời vẫn chưa ló rạng.

Trong ngày tổ chức lễ cưới, từ 4h sáng mọi người tham gia đưa dâu đã tập trung tại nhà gái, chuẩn bị, sắp xếp quần áo, tư trang cần thiết của cô dâu khi về nhà chồng. Cô dâu sẽ mặc trang phục truyền thống đặc trưng, đội lên đầu chiếc mũ rộng vành với màu đỏ là chủ đạo được tạo hình từ tre, bao bọc bởi vải thổ cẩm, cùng các quả bông nhiều màu sắc nhằm che đi khuôn mặt của cô dâu trước khi làm lễ xong và được gặp mặt chú rể.

Sau khi đoàn đưa dâu đến cổng nhà trai, sẽ được đón bằng đội nhạc lễ của người Dao gồm: Kèn, trống, chiêng, chũm chọe. Đến nhà trai, đoàn đưa dâu phải đợi giờ tốt mới được vào nhà, thầy mo sẽ làm lễ cúng giải hạn cho cô dâu mới về nhằm cầu mong mọi chuyện thuận lợi, người nhà không ốm đau, bệnh tật, cây trồng, vật nuôi khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. Khi đã làm lễ giải hạn cho cô dâu xong, thì đến lễ cưới chính thức, thầy cúng báo cáo tổ tiên, làm lễ giao bôi gắn kết cho chú rể và cô dâu.

Kết thúc lễ, cô dâu, chú rể sẽ đi từng bàn để mời nước, thuốc, rượu, thịt cho khách đã đến dự và chung vui. Sau khi mời xong, trong tiếng cười nói, chúc tụng của mọi người, cô dâu và chú rể sẽ đi từng bàn xin một chút rượu, một chút thịt. Đây được coi như đón nhận lời chúc phúc của mọi người đến cô dâu và chú rể.

Nghi lễ cưới của người Dao đỏ sẽ diễn ra trong 2 ngày, một ngày ở bên nhà gái, nhà gái chuẩn bị một bữa cơm tối thịnh soạn mời dân bản, quan khách. Những người tham dự bữa cơm sẽ phải có mặt để đưa dâu về nhà chồng vào sáng hôm sau. Bên nhà trai cũng chuẩn bị 2 bữa cơm, trong đó bữa sáng (bữa phụ) để cảm ơn đoàn đưa dâu từ nhà gái sang. Còn bữa chính sẽ diễn ra vào buổi tối cùng ngày.

Điện Biên: Độc đáo nghi lễ cưới của người Dao đỏ Huổi Sâu
Từ tờ mờ sáng, mọi người trong bản đã tập trung tại nhà cô dâu chuẩn bị cho lễ đưa dâu
Điện Biên: Độc đáo nghi lễ cưới của người Dao đỏ Huổi Sâu
Cô dâu mặc trang phục truyền thống và đội trên đầu mũ rộng vành được làm từ tre
Điện Biên: Độc đáo nghi lễ cưới của người Dao đỏ Huổi Sâu
Chuẩn bị đưa dâu về nhà chồng, cô dâu phải che kín mặt bởi các lớp khăn thổ cẩm được thêu bằng tay
Điện Biên: Độc đáo nghi lễ cưới của người Dao đỏ Huổi Sâu
Đoàn đưa dâu khi trời chuẩn bị sáng
Điện Biên: Độc đáo nghi lễ cưới của người Dao đỏ Huổi Sâu
Bà mai (mối) dìu, dắt, hướng dẫn cô dâu trong suốt lễ cưới
Điện Biên: Độc đáo nghi lễ cưới của người Dao đỏ Huổi Sâu
Đến cổng nhà trai, đoàn đưa dâu được đón bằng đội nhạc lễ truyền thống của dân tộc Dao trong lúc chờ đến giờ làm lễ
Điện Biên: Độc đáo nghi lễ cưới của người Dao đỏ Huổi Sâu
Thầy mo làm lễ cúng giải hạn cho cô dâu

Điện Biên: Độc đáo nghi lễ cưới của người Dao đỏ Huổi Sâu
Cúng giải hạn xong là lễ chính thức báo cáo tổ tiên
Điện Biên: Độc đáo nghi lễ cưới của người Dao đỏ Huổi Sâu
Khi báo cáo tổ tiên xong, cô dâu chú rẻ uống chén giao bôi - kết duyên tình phu thê
Điện Biên: Độc đáo nghi lễ cưới của người Dao đỏ Huổi Sâu
Cô dâu và chú rể mời thuốc, mời nước đến từng vị khách
Điện Biên: Độc đáo nghi lễ cưới của người Dao đỏ Huổi Sâu
Đại diện gia đình nhà trai cùng chủ sự lễ cưới dặn dò con dâu, con trai những điều cần làm, cần tránh khi chung sống với nhau
Điện Biên: Độc đáo nghi lễ cưới của người Dao đỏ Huổi Sâu
Sau khi ra mắt và hoàn thành lễ cưới xong, cô dâu và chú rể sẽ đi từng bàn xin một chút rượu, thịt như đón nhận sự chúc phúc ấm no, may mắn của mọi người
Điện Biên: Độc đáo nghi lễ cưới của người Dao đỏ Huổi Sâu
Kết thúc lễ cưới, chú rể mới được mở tấm vải, tháo mũ để gặp mặt cô dâu.
Mắn On
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Tỉnh Quảng Nam tổ chức kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Trác - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, nguyên Phó Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.
Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Gần 1.000 nghệ nhân mang đến những tiết mục biểu diễn đặc sắc, để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai.
Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku (Gia Lai) được tổ chức từ ngày 15-17/11 với những hoạt động hấp dẫn, hứa hẹn mang đến nhiều ấn tượng cho du khách.
Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Concert âm nhạc Anh trai vượt ngàn chông gai tại TP.HCM đã góp phần định vị Việt Nam như một điểm đến đầy tiềm năng trong bản đồ phát triển du lịch.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa điều động, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác loạt cán bộ tại các cơ quan tham mưu quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Chiều ngày 30/10, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã công bố quyết định bổ nhiệm nghệ sĩ Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Ban tổ chức Festival Ninh Bình tổ chức Họp báo thông tin về Festival Ninh Bình lần thứ III với chủ đề 'Dòng chảy di sản'.
Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Lễ cúng trăng là dịp để người Khmer bày tỏ lòng biết ơn đối với mặt trăng, vị thần bảo vệ mùa màng, mang lại cuộc sống no ấm cho cư dân trong các phum, sóc.
Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị

Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị 'tuýt còi' tổ chức hoạt động hầu đồng không đúng quy định?

Cục Di sản văn hoá, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có yêu cầu tỉnh Bắc Ninh chấn chỉnh ngay hoạt động hầu đồng không đúng quy định.
Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Bên bờ sông Sài Gòn, Ngân hàng Techcombank đã mang đến một không gian âm nhạc đỉnh cao và bùng nổ cảm xúc.
Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

“Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc)” đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam như một diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông.
Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Thực hiện nghị quyết của Đảng về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam, các tỉnh thành, trong đó có vùng Đông Nam Bộ đã triển khai và đạt được nhiều kết quả.
Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh sẽ diễn ra đầu tháng 11 năm 2024, thu hút khoảng 40 đội tham gia (mỗi đội 2 vận động viên).
Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Nhật Bản tiếp tục giới thiệu rộng rãi truyện tranh Ehon tại Việt Nam thông qua sự kiện “Tuần sách kết nối - Ehon week” 2024 diễn ra từ nay đến 27/10.
Đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có tờ trình về việc đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia.
Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội sống dậy những ký ức hào hùng, rực rỡ cờ hoa qua hội họa

Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội sống dậy những ký ức hào hùng, rực rỡ cờ hoa qua hội họa

Trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, những ký ức hào hùng về một thời kháng chiến của Hà Nội được tái hiện sinh động, chân thực qua hội họa.
Nhạc phẩm

Nhạc phẩm 'Khi Tổ quốc cần' – Lời tri ân và khát vọng cống hiến

Ca khúc do ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả đồng sáng tác cùng nhạc sĩ Vũ Quốc Việt-là lời tri ân đến những con người ngày đêm cống hiến cho Tổ quốc.
Kể chuyện

Kể chuyện 'Bàng ơi' tại nhà tù Hỏa Lò

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Bàng ơi...!”.
Tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa báo cáo đến Chính phủ về tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.
Người Hà Nội tháng năm ấy

Người Hà Nội tháng năm ấy

Nước mắt ông Trúc Dương long lanh nhìn từng đoàn xe, từng đoàn bộ đội nối tiếp nhau, ông lẩm nhẩm: “Xin chào những chiến sĩ của Hà Nội".
Những hình ảnh đặc sắc tái hiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Những hình ảnh đặc sắc tái hiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, nhiều hoạt động với quy mô lớn được tổ chức tại khu vực phố đi bộ thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
Ngày mai (7/10): Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ

Ngày mai (7/10): Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ 'Hà Nội và những Cửa ô'

Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng mai (7/10) sẽ diễn ra lễ khai mạc Trưng bày tài liệu lưu trữ “Hà Nội và những Cửa ô".
Hàng nghìn đồng bào Chăm Ninh Thuận đón Lễ hội Kate

Hàng nghìn đồng bào Chăm Ninh Thuận đón Lễ hội Kate

Hàng nghìn đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn ở tỉnh Ninh Thuận đã vui đón Lễ hội Katê được tổ chức từ ngày 1 đến 3/10 vừa qua.
Hé lộ nhiều bí mật về Cụm tình báo H.63 anh hùng

Hé lộ nhiều bí mật về Cụm tình báo H.63 anh hùng

Tác giả Nguyễn Quang Chánh vừa tái bản lần thứ 2 cuốn sách “Kể chuyện cụm tình báo H.63 anh hùng” và hé lộ thêm nhiều bí mật về cụm tình báo này.
Thừa Thiên Huế: Những hiện vật triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

Thừa Thiên Huế: Những hiện vật triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

Hội đồng thẩm định tỉnh Thừa Thiên Huế họp, đánh giá và thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia năm 2024 đối với các hiện vật triều Nguyễn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động