Thứ bảy 28/12/2024 15:06

Giao dịch tập trung kinh tế dần sôi động

Năm 2018, giá trị giao dịch của các thương vụ tập trung kinh tế (TTKT) do doanh nghiệp Việt làm bên mua chỉ chiếm 11,8% tổng giá trị giao dịch được thực hiện tại Việt Nam. Tuy vậy, trong 2 năm sau đó (2019-2020), con số này đã tăng lên hơn 30%.
Giao dịch diễn ra ở nhiều lĩnh vực

Báo cáo về Kiểm soát hoạt động TTKT theo pháp luật cạnh tranh giai đoạn 2019-2021 của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương cho thấy, trong hai năm qua, kể từ khi Luật Cạnh tranh năm 2018 có hiệu lực, Bộ đã tiếp nhận 125 hồ sơ thông báo TTKT. Các giao dịch TTKT tại Việt Nam diễn ra ở nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đến khai thác, sử dụng tài nguyên. Trong đó, một số lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ có hoạt động TTKT diễn ra sôi động hơn với giá trị giao dịch TTKT lớn hoặc số lượng giao dịch nhiều, điển hình như: Bất động sản; dịch vụ; sản xuất, kinh doanh ôtô, xe máy và linh kiện, phụ tùng; vật liệu xây dựng; điện, điện tử; nhựa, thiết bị công nghiệp và y tế; thực phẩm, đồ uống (bia, nước giải khát); năng lượng (năng lượng truyền thống và năng lượng tái tạo).

Nhiều thương vụ TTKT điển hình do doanh nghiệp trong nước thực hiện

Các bên tham gia TTKT tại Việt Nam là các doanh nghiệp với loại hình đa dạng, phổ biến là Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn. Một trong các bên của thương vụ TTKT có thể là doanh nghiệp nước ngoài (được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài).

Trong số 125 giao dịch TTKT được thông báo tới Bộ Công Thương, có 258 doanh nghiệp là chủ thể của các thương vụ. Trong đó, có 131 doanh nghiệp nước ngoài (chiếm 51%) và 127 doanh nghiệp Việt Nam (chiếm 49%). Có 39 giao dịch được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 30%.

Cũng trong số 125 giao dịch TTKT được thông báo, có 100 giao dịch được thực hiện dưới hình thức mua lại (chiếm 80%); 14 giao dịch dưới hình thức sáp nhập (chiếm 11%) và 11 giao dịch dưới hình thức liên doanh (chiếm 9%).

Giá trị tăng mạnh

Bộ Công Thương nhận định, hoạt động TTKT trong thời gian qua tại thị trường Việt Nam tuy chịu sự tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, nhưng vẫn diễn ra tương đối sôi động. Đáng chú ý, tỷ trọng trong tổng giá trị TTKT tại Việt Nam của các doanh nghiệp trong nước có xu hướng tăng nhanh. Năm 2018, giá trị giao dịch của các thương vụ TTKT do doanh nghiệp Việt Nam là bên mua chỉ chiếm tỷ trọng 11,8% trong khi các nhà đầu tư nước ngoài chiếm tới 88,2%. Tuy nhiên, giai đoạn 2019-2020, giá trị các thương vụ TTKT do doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò bên mua đã tăng lên, chiếm trên 30% tổng giá trị giao dịch TTKT được thực hiện tại Việt Nam.

Một số thương vụ TTKT điển hình do doanh nghiệp Việt Nam thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2020 có liên quan đến các tập đoàn lớn như: Masan, Vingroup, Vinamilk, Gelex, REE, Thaco, PAN Group... Bên cạnh các thương vụ thành công, nhiều kế hoạch TTKT cũng được định hình và dự kiến thực hiện trong thời gian tới như Kido Group lên kế hoạch sáp nhập các công ty thành viên, Thadi tiếp tục đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp...

Theo Bộ Công Thương, hoạt động TTKT vẫn là một kênh đầu tư hiệu quả và cũng là cách thức để các tập đoàn, doanh nghiệp lớn thực hiện tái cấu trúc nội bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh vừa đấu tranh đẩy lùi dịch Covid-19, vừa phục hồi kinh tế, thích ứng với trạng thái bình thường mới như hiện nay. "Thông qua hoạt động TTKT, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam ngày càng củng cố vị trí và vai trò của mình để đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam" - báo cáo của Bộ Công Thương nhận định.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Tập trung kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD