Thứ bảy 10/05/2025 08:58

Giá xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt mức kỷ lục trong niên vụ 2022-2023

Tính riêng tháng 9, giá xuất khẩu cà phê tăng tháng thứ 7 liên tiếp, thiết lập mức kỷ lục mới là 3.310 USD/tấn, cao nhất trong niên vụ 2022-2023.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của của Việt Nam trong tháng 9 đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua, với khối lượng đạt 50.967 tấn, trị giá 168,7 triệu USD, giảm 48,2% về lượng và giảm 28,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, kết thúc niên vụ 2022-2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023), xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,66 triệu tấn (khoảng hơn 27,7 triệu bao, 60 kg/bao), giảm 4,5% so với niên vụ 2021-2022. Tuy nhiên, kim ngạch thu về vẫn tăng 3,4% lên mức kỷ lục 4,08 tỷ USD nhờ giá tăng cao.

Trong niên vụ 2022-2023, giá xuất khẩu trung bình cà phê của Việt Nam đạt 2.451 USD/tấn, tăng 8,2% so với niên vụ trước. Tính riêng tháng 9, giá xuất khẩu cà phê tăng tháng thứ 7 liên tiếp, thiết lập mức kỷ lục mới là 3.310 USD/tấn, tăng 8,4% so với tháng trước và tăng 36% (tương ứng 878 USD/tấn) so với cùng kỳ năm 2022.

Giá xuất khẩu cà phê đạt mức kỷ lục trong tháng 9

Trên thị trường thế giới, Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV) cho biết, kết thúc phiên giao dịch ngày 13/10, giá dầu thô tăng mạnh đã hỗ trợ cho các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp nói riêng và thị trường hàng hoá nói chung cùng khởi sắc. Trong đó, giá Arabica tăng 3,75%, còn giá Robusta đóng cửa cao hơn mức tham chiếu 1,29%.

Trong báo cáo phiên 13/10, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US đã giảm mạnh 7.249 bao loại 60 kg, còn 440.773 bao. Đây là mức cà phê lưu trữ thấp nhất kể từ đầu tháng 11/2022.

Lực bán cà phê tại Brazil đang bị hạn chế khi những bên cung cấp cho rằng mức giá hiện tại đang thấp và giảm quá sâu so với cùng kỳ năm trước.

Trong báo cáo tuần của Cơ quan Cung ứng mùa vụ thuộc Chính phủ Brazil (CONAB), giá Arabica tại quốc gia này đang ở mức 800 Real/bao loại 60kg, giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, giá Arabica trên Sở ICE dù hồi phục trong vài phiên gần đây nhưng vẫn kém 25% so với thời điểm tháng 10 năm 2022.

Bên cạnh tâm lý thị trường, việc đồng Real mạnh lên và tỷ giá USD/Brazil Real giảm liên tiếp trong 5 phiên gần đây cũng góp phần không nhỏ trong việc hạn chế nhu cầu bán hàng của nông dân.

Với cà phê Robusta, thông tin cơ bản trên thị trường đang khá lạc quan với hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này tại Brazil và triển vọng thu hoạch cà phê vụ mới đầy tích cực tại Việt Nam,

Trong bối cảnh nguồn cung cà phê vụ mới tại Việt Nam chưa thể đẩy ra thị trường dồi dào, Brazil vẫn tích cực xuất khẩu cà phê Robusta đang sẵn để tận dụng giá tốt trước khi có nguồn cung bổ sung từ việt Nam. Bên cạnh đó, dù hoạt động xuất khẩu vẫn còn ảm đạm do nguồn cung khan hiếm, việc thu hoạch cà phê tại Việt Nam đang được ủng hộ bởi thời tiết khô ráo vào ban ngày. Điều này giúp thị trường kỳ vọng vào nguồn cung tích cực trong thời gian tới.

Ông Dương Đức Quang - Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho hay, nếu thu hoạch cà phê tại Việt Nam tiếp tục thuận lợi trong mùa vụ 2023-2024 (bắt đầu tháng 10), giá Robusta nói chung và giá cà phê Việt Nam nói riêng còn hạ tiếp trong những tháng cuối năm. Theo tính lịch sử chu kỳ, đến tháng 11, lượng cà phê xuất khẩu từ nước ta mới có thể cải thiện rõ ràng khi hoạt động thu hoạch diễn ra tập trung và nguồn cung mới trở nên sẵn sàng.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025