Giá trị xuất khẩu của khu chế xuất, khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đạt trung bình 7 tỷ USD/năm

Thành công trong việc xây dựng và thu hút đầu tư vào các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các địa phương lân cận.
TP. Hồ Chí Minh: Các khu chế xuất – khu công nghiệp thu hút hơn 12,3 tỷ USD vốn đầu tư

Ông Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - khẳng định như vậy, tại Hội nghị "Tổng kết 30 năm xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh” diễn ra sáng 27/10.

Giá trị xuất khẩu của khu chế xuất, khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đạt trung bình 7 tỷ USD/năm
Ông Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phát biểu tại Hội nghị "Tổng kết 30 năm xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh"

Thúc đẩy hội nhập kinh tế thế giới, tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu

TP. Hồ Chí Minh là nơi phát triển mô hình khu chế xuất đầu tiên ở Việt Nam (khu chế xuất Tân Thuận thành lập năm 1991). Sau 30 năm phát triển, các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã phát huy được tiềm năng, lợi thế, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đến nay TP. Hồ Chí Minh đã có 3 khu chế xuất và 14 khu công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút hơn 1.670 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 12 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 45%. Giá trị xuất khẩu trung bình hàng năm của các khu chế xuất, khu công nghiệp đạt 7 tỷ USD, hàng năm nộp ngân sách Nhà nước hơn 22.000 tỷ đồng. Đồng thời giải quyết việc làm cho hơn 281.000 lao động.

Đánh giá về sự phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh: Sự phát triển của các khu chế xuất, khu công nghiệp trong thời gian qua đã tạo động lực cho phát triển công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của TP. Hồ Chí Minh.

Giá trị xuất khẩu của khu chế xuất, khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đạt trung bình 7 tỷ USD/năm
Các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế của TP. Hồ Chí Minh để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn

“Thành công trong việc xây dựng và thu hút đầu tư vào các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các địa phương lân cận trong khu vực Đông Nam Bộ như Long An, Bình Phước, Tây Ninh... đẩy nhanh việc hình thành các cụm liên kết ngành, sự dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai, liên kết các khu công nghiệp trong vùng Đông Nam Bộ tạo thành các hệ sinh thái công nghiệp gắn với chuỗi giá trị”- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - khẳng định.

TP. Hồ Chí Minh cũng là một trong những địa phương đi tiên phong trong việc phát triển khu công nghiệp gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng khu chế xuất, khu công nghiệp hiện đại, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực, công nghệ theo đúng định hướng thu hút FDI của Chính phủ trong từng thời kỳ. Nhiều cơ chế chính sách và công tác quản lý nhà nước về khu công nghiệp được Chính phủ sửa đổi, ban hành có xuất phát điểm từ thực tiễn phát triển các khu công nghiệp của Thành phố.

Cần tiên phong phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững

Tại hội nghị tổng kết, các đại biểu đều có chung nhận định, qua 30 năm xây dựng và phát triển, các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh cơ bản đã đạt được các mục tiêu kinh tế của Chính phủ đề ra như: thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; giải quyết việc làm; du nhập kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến; tăng năng lực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ; góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa các vùng ngoại thành. Các khu chế xuất, khu công nghiệp cũng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GRDP và góp phần quan trọng vào chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong thời gian qua, ông Trần Duy Đông đánh giá việc phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh cũng bộc lộ một số hạn chế như: Chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư vào khu chế xuất, khu công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo chiều sâu. Cùng với đó mô hình phát triển của các khu công nghiệp chậm được đổi mới. Ngoài ra, hạ tầng phục vụ khu công nghiệp còn chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư.

Giá trị xuất khẩu của khu chế xuất, khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đạt trung bình 7 tỷ USD/năm
Ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh - phát biểu tại hội nghị "Tổng kết 30 năm xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh"

Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh - Nguyễn Văn Nên cũng nhìn nhận, các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế của thành phố, của hợp tác Vùng và hợp tác quốc tế để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

Từ những mặt hạn chế trên, đặt ra cho các khu chế xuất - khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh làm thế nào để góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa thành phố theo hướng hiện đại hóa, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng bền vững.

Ông Nguyễn Văn Bé - Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HBA) - cho rằng: Chúng ta có Khu Công nghệ cao và các khu chế xuất, khu công nghiệp cần đổi mới công nghệ, đưa công nghệ mới vào. Hiện nay, hàng năm ở khu vực công nghiệp, riêng giá trị xuất khẩu trên 30 tỷ USD của TP. Hồ Chí Minh, trong đó công nghệ cao đã đóng góp trên 20 tỷ USD. Điều này chứng tỏ, lợi thế của công nghệ cao là vấn đề hàng đầu, chúng ta cần đặt kỳ vọng, phải nhanh chóng chuyển đổi, TP. Hồ Chí Minh phải tiếp tục xây dựng theo đúng đề án là 23 khu và trên 5.000 ha,

“Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đang làm đề án 620ha và lấy đất nông trường đã quản lý – nông trường Phạm Văn Hai. Bên cạnh nông trường Phạm Văn Hai là nông trường An Hạ là những vùng có hàng nghìn ha để hoang hóa chưa sử dụng thì chuyển đổi thành những khu công nghiệp, nhất là khu công nghệ cao. Đề án này hai năm nay chưa được giao đất, đó là những vấn đề vướng mắc mà Chính phủ, UBND TP. Hồ Chí Minh cần nhanh chóng giải quyết, tạo tiền đề cho TP. Hồ Chí Minh bứt phá, phát triển bền vững” - ông Nguyễn Văn Bé bày tỏ.

Các định hướng, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong thời gian gần đây đặt ra yêu cầu về nâng cao hiệu quả phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế theo hướng phát triển bền vững và đổi mới mô hình phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thu hút các dự án thâm dụng vốn, tạo ra chuỗi giá trị.

Do đó, với vai trò đầu tàu cả nước về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ, trong thời gian tới, để tiếp tục phát triển hiệu quả các khu công nghiệp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị TP. Hồ Chí Minh cần nghiên cứu, xem xét tập trung vào các trọng tâm.

Theo đó, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy các kinh nghiệm và thành công trong việc xây dựng, thu hút đầu tư vào các khu chế xuất, khu công nghiệp trong thời gian qua; nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu chế xuất, khu công nghiệp hiện có. Đồng thời đẩy mạnh việc thu hút các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, có giá trị gia tăng cao và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thích ứng với Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh cần phát huy vai trò tiên phong trong phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững, các loại hình khu công nghiệp mới mới như: Khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp công nghệ cao để thích ứng với yêu cầu trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế…

Trong hơn 30 năm hình thành và phát triển, các khu công nghiệp, khu kinh tế là nhân tố quan trọng đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Đặc biệt, đóng góp lớn trong tổng thu ngân sách, tạo việc làm, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời, thúc đẩy hội nhập kinh tế thế giới và tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam, tạo động lực đổi mới công nghệ sản xuất.

Đến nay, cả nước đã có 409 khu công nghiệp, 18 khu kinh tế ven biển và 26 khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu tại 61/63 tỉnh, thành phố, thu hút trên 21 nghìn dự án đầu tư trong nước và nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 340 tỷ USD

Trung bình hàng năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm khoảng 35-40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước. Riêng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo thì vốn FDI trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm 70 - 80% tổng vốn đăng ký cả nước. Trong đó, khu công nghiệp, khu kinh tế là điểm đến của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Xem thêm