Thứ hai 25/11/2024 04:38

Giá trị cao từ sản phẩm mật ong Sơn La

Là một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Sơn La, mật ong Sơn La đã và đang mang lại giá trị cao cho người dân.

Tinh túy từ sản phẩm OCOP 4 sao

/chu-de/tinh-son-la.topic là tỉnh miền núi có khí hậu ôn hòa, nhiều rừng, cây cối, nguồn hoa phong phú đa dạng. Đặc biệt ở đây nhiệt độ quanh năm mát mẻ, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng của các loại thực vật, nguồn nguyên liệu dồi dào cho ong lấy mật nên có thể nuôi ong quanh năm. Nhất là chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc của tỉnh Sơn La trong những năm qua đã tạo ra một vùng cây ăn quả rộng lớn thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong. Từ lợi thế này, nhiều người nông dân đã chọn nghề nuôi ong để phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu.

Mật ong Sơn La được công nhận là sản phẩm OCOP

Song song với đó, Sơn La còn chú trọng triển khai chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP). Tính đến nay, Sơn La đã có gần 200 sản phẩm có giá trị kinh tế, thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Trên cơ sở đánh giá lợi ích của việc tham gia chương trình OCOP, tỉnh Sơn La đã ban hành Đề án mỗi xã một sản phẩm; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP; các huyện, thành phố khảo sát, lựa chọn các sản phẩm nông sản đặc trưng, có lợi thế để đưa vào đề án chung của tỉnh. Nhiều địa phương đã chủ động mời chuyên gia tư vấn về nội dung, ý nghĩa, tiến trình thực hiện chương trình OCOP phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế; tuyên truyền, hướng dẫn các xã lựa chọn, đăng ký các sản phẩm thế mạnh, có thể tham gia chương trình OCOP.

Được công nhận là một trong những sản phẩm OCOP từ năm 2019, mật ong Sơn La được đánh giá là một sản phẩm đặc trưng địa phương có giá trị cao. Bởi nghề nuôi ong tại tỉnh Sơn La đã có từ lâu đời. Năm 2014, mật ong Sơn La đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Hiện nay, mật ong Sơn La không những có mặt thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...

Hiện nay, toàn tỉnh có 6 hợp tác xã, 1 chi hội nuôi ong và gần 2.100 hộ nuôi ong mật, với tổng số hơn 81.000 đàn ong nội và ong ngoại. Nâng cao chất lượng đàn ong mật, hàng năm, Hội Ngành nghề nông nghiệp - nông thôn tỉnh đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức tập huấn nâng cao kỹ thuật chăm sóc đàn ong. Trong đó, hướng dẫn việc tạo ong chúa bằng phương pháp nhân tạo; cách nhận biết được nguồn hoa, chất lượng hoa cho sản lượng mật và phấn hoa cao...

Một năm, trên địa bàn tỉnh có 7 mùa hoa để ong lấy mật. Muốn đạt được thành công từ nuôi ong cần sự kiên trì học hỏi, tìm tòi tập tính sinh học của loài ong. Nếu người nuôi ong hiểu rõ kỹ thuật chăm sóc đàn ong và nắm được thời gian các mùa hoa trong năm, thì một đàn ong có thể cho sản lượng từ 40-50 kg mật/năm. Với giá bán 200 nghìn đồng/kg mật ong và 110-120 triệu đồng/tấn phấn hoa thì việc thu hồi vốn nuôi ong chỉ chưa đến một năm sau đầu tư.

Trong các cơ sở nuôi ong của Sơn La, cơ sở Hồ Văn Sâm là thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật nuôi ong, khai thác sản phẩm mật ong thiên nhiên từ các nguồn hoa công nghệ sạch mật ong đạt chín vít nắp chất lượng cao.

Để có thể tạo ra những giọt mật nguyên chất và ngon nhất, các thùng ong phải đặt ở gần những vườn hoa trong suốt mùa hoa nở để ong hút mật. Trong đó các loại mật tiêu biểu, tạo nên sự khác biệt, độc đáo cho mật ong Sơn La có thể kể đến như mật cỏ Lào, mật hoa nhãn và mật hoa ban. Toàn bộ mật ong tại cơ sở đều do ong thợ tìm kiếm, chế biến mà thành, không hề có bất cứ sự can thiệp chủ quan nào của người nuôi ong đến đàn ong trong thời vụ khai thác.

Nhờ tận dụng các lợi thế của tự nhiên và áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến vào nuôi dưỡng, chăm sóc ong nên mật ong Sơn La luôn cho chất lượng cao, có mùi vị thơm ngon. Đặc biệt là phương pháp "hạ thủy phần" ứng dụng công nghệ lắng, lọc để làm giảm tỉ lệ nước trong mật, nâng cao chất lượng mật, được người tiêu dùng ưa thích.

Trải qua 54 năm hoạt động nghiên cứu, trực tiếp đầu tư sản xuất chăn nuôi ong và khai thác chế biến, các sản phẩm mật ong Sơn La của hộ kinh doanh Hồ Văn Sâm chính là quà tặng của thiên nhiên cho sức khỏe cộng đồng, tạo nguồn hàng hóa xuất khẩu chất lượng cao, tăng thu nhập bền vững cho người dân nuôi ong tại Sơn La.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Nhằm nâng cao chất lượng và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm mật ong, thời gian qua, tỉnh Sơn La đã tổ chức trao đổi kinh nghiệm nuôi ong giữa các hộ nuôi ong các huyện, thành phố. Phối hợp xúc tiến thương mại, giúp hộ nuôi ong tiếp cận với giao dịch và quảng bá sản phẩm mật ong theo công nghệ 4.0. Tham gia quảng bá nông sản tại các hội chợ được tổ chức trong và ngoài tỉnh.

Chỉ tính riêng năm 2022, tỉnh đã tổ chức 5 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi ong mật cho 225 hộ nuôi ong tại các huyện Mộc Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Sông Mã, Phù Yên. Đồng thời giới thiệu 15 lượt hội viên và các HTX nuôi ong mật tham gia quảng bá sản phẩm tại các sự kiện do tỉnh tổ chức ở Hà Nội. Hiện nay, toàn tỉnh có 41 hộ nuôi ong đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể Mật ong Sơn La; 15 hộ nuôi ong và chủ cơ sở sản xuất kinh doanh có sản phẩm mật ong đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 3 hộ có sản phẩm mật ong đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.

Năm 2022, sản lượng mật thu được khoảng 3.600 tấn. Giá trị từ nuôi ong và các phụ phẩm từ nuôi ong trong toàn tỉnh ước đạt 230-250 tỷ đồng. Qua đánh giá, có 90% số hộ nuôi ong có thu nhập từ 80 đến 200 triệu đồng/năm và 10% số hộ có thu nhập từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm từ nghề nuôi ong lấy mật.

Năm 2023, Hội Ngành nghề nông nghiệp - nông thôn tỉnh tăng cường tuyên truyền, vận động thành lập mới các chi hội, HTX nuôi ong. Đổi mới phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của các hộ nuôi ong. Nâng cao chất lượng mật ong gắn với tiêu thụ sản phẩm... phấn đấu toàn tỉnh có khoảng 90.000 đàn ong, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo