Thứ bảy 28/12/2024 18:06

Gia tăng hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu Lai Châu nhờ khai thác hiệu quả các FTA

Thời gian qua, ngành Công Thương Lai Châu đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu để tận dụng lợi thế cửa khẩu và ưu đãi từ các Hiệp định FTA.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA

Cửa khẩu Ma Lù Thàng được thông quan trở lại từ ngày 23/5/2022, sau một thời gian dài tạm dừng thông quan do phía Trung Quốc triển khai các giải pháp phòng chống Covid-19. Ngay sau đó, Sở Công Thương Lai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy thông quan qua cửa khẩu.

Ngành Công Thương Lai Châu nỗ lực thúc đẩy xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng

Thống kê của Sở Công Thương Lai Châu cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cặp cửa khẩu Ma Lù Thàng (Việt Nam) - Kim Thủy Hà (Trung Quốc) từ ngày 24/5/2022 đến 31/8/2023 đạt 19,18 triệu USD.

Trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 12,34 triệu USD với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là vỏ cây bời lời, cây mía đường tươi, củ chuối khô thái lát, hạt húng quế rang, hạt lạc nhân, mực đã làm khô...

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 6,84 triệu USD với các mặt hàng gồm thiết bị thủy điện; đá chứa can xi; rau củ quả tươi...

Góp phần đạt được kết quả này, thời gian qua, Sở Công Thương Lai Châu đã tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tận dụng các ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do (FTA) như: Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA, Hiệp định RCEP…

Theo đó, Sở Công Thương đã triển khai các giải pháp như phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế, các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA, Hiệp định RCEP… trên các phương tiện thông đại chúng và đăng tải trên Cổng thông tin của tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở.

Sở Công Thương cũng tổ chức 04 lớp tập huấn tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế và Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA; phát hành Ấn phẩm giới thiệu về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Song song với đó, phối hợp với Vụ Đa biên - Bộ Công Thương tổ chức điểm cầu trực tuyến Hội nghị “Triển khai Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP” đến cán bộ, công chức, viên chức các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh nắm được để triển khai thực hiện và có kế hoạch sản xuất kinh doanh tận dụng các ưu đãi khi xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh vào thị trường các nước tham gia Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định RCEP.

Sở Công Thương còn kịp thời phổ biến thông tin đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh về: Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật của các nước thành viên WTO; các Nghị định, thông tư về quy tắc xuất xứ hàng hóa, phòng vệ thương mại của các Hiệp định thương mại tự do; danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp… để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.

Ngoài ra, phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo xúc tiến sản phẩm chè của tỉnh vào thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á. Qua Hội thảo, các doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến chè tham gia đã quảng bá, giới thiệu sản phẩm chè của tỉnh đến doanh nghiệp các nước khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á.

Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, Sở Công Thương Lai Châu sẽ phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh UBND các huyện, thành phố triển khai một số giải pháp như tiếp tục triển khai Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại giữa hai Bên giữa Sở Công Thương tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và Cục Thương mại Châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) ký ngày 18/10/2022, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa qua cặp cửa khẩu Ma Lù Thàng (Việt Nam ) - Kim Thủy Hà (Trung Quốc).

Song song với đó, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội đàm giữa Chính quyền nhân dân tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) về mở cặp cửa khẩu khu vực Mốc giới số 17 huyện Mường Tè/Việt Nam - huyện Giang Thành/Trung Quốc.

Tăng cường phối hợp, trao đổi với cơ quan chức năng của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) triển khai các bước khảo sát, thống nhất báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép thiết lập khu (điểm) chợ biên giới tại các vị trí: Cửa khẩu Ma Lù Thàng, lối mở Pô Tô xã Huổi Luông, Lối mở Sì Choang xã Vàng Ma Chải, Lối mở Lùng Than xã Mù Sang, Lối mở Gia Khâu xã Sì Lở Lầu thuộc huyện Phong Thổ; khu vực Mốc giới số 17 huyện Mường Tè theo quy định.

Chủ động nắm bắt thông tin về chính sách xuất nhập khẩu, tiêu chuẩn chất lượng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa,... của thị trường các nước nói chung, nhất là thị trường Trung Quốc để phổ biến, thông tin đến các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn nắm được và xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh gắn với thị trường tiêu thụ.

Ngoài ra, chủ động trao đổi với Tham tán Thương mại Việt Nam tại Côn Minh (Trung Quốc) để hỗ trợ, kết nối thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực: Phát triển hạ tầng thương mại biên giới, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại... Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cửa khẩu.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Tin cùng chuyên mục

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ