Thứ ba 17/12/2024 12:33

Gắn kết du lịch và tiêu thụ hàng hoá nông sản miền núi: Phải "thổi hồn" văn hóa vào từng sản phẩm

TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế chia sẻ, "thổi hồn" văn hóa vào các sản phẩm là bí quyết giúp gắn kết du lịch và tiêu thụ hàng hoá nông sản miền núi.

Thưa ông, thời gian qua, việc triển khai các hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, du lịch nông nghiệp đã đạt được những hiệu quả nhất định. Ông đánh giá như thế nào về việc hiệu quả của hoạt động này?

Có thể nói, trên thế giới, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, trong đó có nông nghiệp và du lịch thì ngày càng có sự xâm nhập lẫn nhau giữa hai lĩnh vực này. Chúng tôi cũng có dịp đi một số nước, đặc biệt là Trung Quốc, và một số nước Châu Âu thì thấy hình thức du lịch kết hợp với việc trải nghiệm, khám phá nông nghiệp rất rõ ràng.

TS Nguyễn Minh Phong

Ngay ở Hàn Quốc họ cũng đang dần dần có những hình thức này. Những tour du lịch Hàn Quốc là họ đưa chúng ta vào những vùng nông nghiệp để xem xét những nơi sản xuất rượu, sản xuất hàng mỹ nghệ và đặc biệt là trải nghiệm các hoạt động nấu các món dân tộc như làm kim chi.

Ở Trung Quốc có những khu nông nghiệp sinh thái công nghệ cao đưa du khách vào đó để họ trải nghiệm, không chỉ cảnh quan mà còn được trải nghiệm và chứng kiến những thành tựu công nghệ cao trong nông nghiệp.

Ở Nga hay một số nước khác thì họ có những hình thức là đến các trang trại, những nông trại lớn để tham gia những sinh hoạt, thậm chí là ăn ở cùng với các người dân bản xứ ở đó, và nhiều những hình thức khác nữa.

Tất cả tạo ra một sự cộng hưởng lẫn nhau giữa sự phát triển của du lịch và nông nghiệp. Đặc biệt là giúp cho việc quảng bá được mạnh mẽ hơn văn hóa của các nước.

Ở Việt Nam, chúng ta thấy rằng đang có một sự phát triển dần theo hướng đó. Trên thực tế, Việt Nam là một cường quốc nông nghiệp, thể hiện rất rõ ở chỗ chúng ta đã có hàng chục sản phẩm nằm trong top đầu xuất khẩu thế giới, và chúng ta đã có hàng trăm năm lịch sử phát triển nông nghiệp với những kinh nghiệm rất quý. Du lịch cũng đang là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, đứng thứ 25 trên thế giới về tài nguyên du lịch, đứng thứ 75 thế giới tiềm năng khách du lịch.

Sự kết hợp giữa giữa nông nghiệp và du lịch, đặc biệt là ở những vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa đó trong thời gian gần đây đang có sự gắn kết khá rõ rệt. Nếu như trước đây chúng ta nghĩ rằng chỉ có du lịch kết hợp với nông nghiệp phổ biến ở những vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là những vườn trái cây, thì đã hình thành những hình thức kết hợp du lịch với ăn ở tại vùng có vườn trái cây lớn.

Du lịch nông nghiệp đang được nhiều du khách ưa chuộng

Tây Bắc hoặc miền Trung cũng dần dần xuất hiện những hình thức đi du lịch ở những nông trường, ở những trang trại, những khu mà có những sản phẩm đặc sản, thậm chí những homestay mà ở đó chúng ta có thể ăn ở cùng với chủ nhà và tham gia những sinh hoạt sản xuất, thu hái cùng với gia chủ những đặc sản ở địa phương. Điều này được thực hiện thông qua những tổ chức du lịch chuyên nghiệp, hoặc là thông qua sự phát triển tự thân của các gia đình đó, cũng như những địa phương đó, trực tiếp lên mạng hoặc trực tiếp thực hiện những tour du lịch, dẫn du khách đến.

Tất cả những sự kết hợp như vậy, đã giúp cho thay đổi dần quy mô cũng như tính chất và hiệu quả của hoạt động du lịch, cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển của nông nghiệp. Thông qua không chỉ các kênh truyền thống như là bán hàng tại chợ hoặc là thông qua các siêu thị hoặc là những hình thức khác thì việc khách du lịch đến tại vườn ăn ở và thu hái, mua sắm đã tạo ra một sự trải nghiệm mới cho du khách, đồng thời cũng là một kênh tiêu thụ tại chỗ, giúp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp có đầu ra một cách đều đặn hơn và hiệu quả cao hơn.

Hơn nữa, điều này còn giúp quảng bá trực tiếp thông qua những phản ánh của du khách về các đặc sản đó và từ đó làm tăng giá trị, sức hấp dẫn của các sản phẩm nông nghiệp gắn với vùng du lịch.

Chúng ta cũng lưu ý thêm là sản phẩm để mà xuất khẩu ở tại vùng gắn với du lịch, không phải chỉ là nông sản, mà còn bao gồm cả những sản vật văn hóa, sản phẩm mỹ nghệ. Do đó, nếu chúng ta làm tốt công tác này thì nó còn giúp giảm bớt các khó khăn liên quan tới phát triển nông sản ở miền núi. Đồng thời có thể làm gia tăng việc làm cho đồng bào thông qua những hoạt động sản xuất, những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm hoặc là những mặt hàng phù hợp với năng lực và văn hóa của địa phương để từ đó giúp tạo ra việc làm, đồng thời giúp quảng bá văn hóa của vùng miền đó ra khắp cả nước cũng như thế giới.

Như ông vừa đề cập thì việc khai thác những thế mạnh của các hoạt động văn hóa - du lịch vẫn còn nhiều tiềm năng, triển vọng. Vậy thì ông đánh giá như thế nào về những tiềm năng và triển vọng này trong việc tiêu thụ và gắn tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa tiêu thụ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với phát triển văn hóa - du lịch?

Việt Nam là một cường quốc nông nghiệp và Việt Nam cũng là một cường quốc du lịch, rõ ràng là hai lĩnh vực này đều là cường quốc thì việc kết hợp giữa hai điểm với nhau sẽ giúp cho cả hai thế mạnh đó nó được tôn vinh lên. Đồng thời tạo ra hiệu quả kết nối, cũng như là hiệu quả kinh tế - xã hội cho các hoạt động này cũng cao hơn.

Chúng tôi nghĩ rằng du lịch văn hóa có một khía cạnh rất đặc biệt vì việc chưa thực sự hiện đại trong phương thức sản xuất, hay của lối sống đồng bào cũng lại là một sự hấp dẫn về văn hóa đối với khách du lịch. Nói cách khác là nhiều khi khách du lịch họ đến, không phải vì anh ứng dụng phương thức sản xuất tiên tiến, anh có sản phẩm đảm bảo là yêu cầu chất lượng rất là cao… mà họ thậm chí chỉ muốn xem là cuộc sống người dân như thế nào, sinh hoạt trồng cây ra sao. Thậm chí là những sự thô mộc cũng là một nét đẹp, sự quyến rũ, hấp dẫn trong phát triển du lịch này.

Vì thế chúng ta không nên đặt nặng vấn đề phải có quy trình chuẩn, phải có những sản phẩm thật, sản xuất công nghiệp để bán đại trà thì mới hấp dẫn. Mà có lẽ nhiều khi sản phẩm đơn chiếc, sản phẩm thô mộc, sản phẩm khác nhau, dựa trên sự sáng tạo, dựa trên chính văn hóa bản địa, truyền thống của người dân tộc ở miền núi cũng là một sự hấp dẫn. Chỉ có điều là chúng ta tránh để đồng bào sử dụng hóa chất, sử dụng những biện pháp gây hại cho môi trường, gây hại cho đời sống, gây hại cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó phải làm sao để đồng bào có ý thức hơn trong vấn đề cung cấp sản phẩm theo hợp đồng, tuân thủ những cam kết, kế hoạch để đảm bảo uy tín với khách hàng.

Tôi muốn nói rằng nếu chúng ta nhận diện và khai thác tốt những tiềm năng văn hóa du lịch ở địa phương, làm tốt công tác tổ chức, cộng thêm kinh nghiệm quốc tế, cộng thêm tính hợp tác giữa bên du lịch bên địa phương của bà con và các hãng vận tải hay là các công ty lữ hành du lịch chắc chắn sẽ tạo ra được một chuỗi sản phẩm liên kết chặt chẽ, tổ chức chặt chẽ thông suốt và chi phí rẻ nhất. Đồng thời nó tạo ra những hiệu ứng lan tỏa, thuận lợi cho du khách cũng như cho địa phương và doanh nghiệp du lịch.

Ông có đề xuất gì để tận dụng hiệu quả các hoạt động phát triển văn hóa - du lịch trong thời gian tới? Địa phương cũng như doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những gì và triển khai như thế nào?

Trước hết là ở cấp độ quốc gia thì có lẽ đã đến lúc Chính phủ cần có những chỉ đạo để mà các bên hữu quan, trực tiếp là bên du lịch, bên nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành Công Thương có một cuộc họp liên ngành để thống nhất nhận thức, thống nhất cách làm, tư tưởng và thậm chí là có những bản ký kết mang tính chất liên ngành để hình thành, phát triển một loại sản phẩm, dạng phối hợp giữa phát triển du lịch và phát triển các sản phẩm, xây dựng nông thôn mới để tăng cường hỗ trợ tiêu thụ và nâng cao hiệu quả các sản phẩm của các vùng miền này. Một văn bản như vậy là cần thiết để nó mang tính chất chỉ đạo chung giữa các ngành có liên quan và sau đó là cụ thể hóa cho các ngành, các địa phương để xây dựng chương trình liên kết.

Thứ hai là có lẽ cũng cần phải hoàn thiện thêm hệ thống văn bản pháp lý có liên quan tới hoạt động này để có sự điều phối, tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau.

Thứ ba là hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt là hệ thống mạng internet cần phải được mở rộng hơn. Chúng tôi rất ấn tượng với những gia đình, hộ gia đình, nhà miền núi, một sâu, vùng xa đó khi có Internet, họ lập tức tổ chức lên những Youtube riêng, những facebook riêng để từ đó quảng bá trên toàn thế giới. Khách du lịch trực tiếp đến tại nhà họ mà không cần thông qua những công ty chuyên nghiệp hướng dẫn nào cả

Thứ tư là việc xây dựng các danh mục sản phẩm là cực kỳ quan trọng. Ở đây rõ ràng là danh mục OCOP tốt rồi, danh mục sản phẩm du lịch tốt rồi nhưng mà có lẽ danh mục liên đới giữa hai bên, giữa OCOP với du lịch thì dường như chưa được định danh, chưa được định chuẩn, chưa có một cái sự phê duyệt nào cả. Cũng cần phải có một danh mục như vậy để tùy theo mỗi địa phương và có sự sáng tạo, bổ sung và từ đó làm gia tăng các danh mục hàng hóa, sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP của các địa phương lên, nó tạo ra sự kết hợp và cộng hưởng.

Thứ năm là hình thức tổ chức cần phải được chia sẻ, rút kinh nghiệm rồi nhân rộng cũng như hoàn thiện hơn. Từ đó tạo ra những hiệu ứng tích cực.

Cuối cùng là công tác quảng bá rất quan trọng. Quảng bá bao gồm là quảng bá về sản phẩm, các danh mục cho đối tượng khách hàng tiềm năng, rồi quảng bá theo hướng giáo dục, bồi dưỡng cho bà con ở những vùng miền mà mình sẽ xây dựng danh mục sản phẩm đó, để họ hiểu biết họ có tâm thế và kiến thức thị trường, kiến thức phục vụ và thậm chí có thêm cả nhận thức về vấn đề tuân thủ các hợp đồng.

Đặc biệt chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm một lần nữa về sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho địa phương, cho sản phẩm và đặc biệt là phải thổi hồn văn hóa vào cho các sản phẩm. Mỗi một sản phẩm có lịch sử, có những tình tiết và sức hấp dẫn riêng về mặt văn hóa. Nếu chúng ta thổi hồi vào nó và lan tỏa nó thì chắc chắn du khách sẽ thích. Nó không chỉ là một sản phẩm hàng hóa vật chất vô hồn và nó có câu chuyện, có tình yêu trong đó thì chắc chắn là sức hấp dẫn hơn rất nhiều và thậm chí giá trị của chúng ta đạt được trong bán hàng cũng sẽ cao hơn.

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế