Thứ tư 27/11/2024 12:48

EU ra quy định mới về dệt may, da giày: Doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý gì?

Mục tiêu loại bỏ văn hóa “tiêu thụ và vứt bỏ”, các sản phẩm có vòng đời ngắn và nền kinh tế “tạo rác” của EU dự kiến sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu dệt may, da giày

Những quy định này sẽ tác động trực tiếp đến xuất khẩu dệt may, da giày Việt Nam sang thị trường này. Bà Nguyễn Hoàng Thúy, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Iceland, Na Uy, Látvia, Đan Mạch đã chia sẻ như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Xin bà chia sẻ cụ thể về những thay đổi của thị trường EU đối với mặt hàng dệt may và da giày xuất khẩu sang khu vực này?

Vào cuối tháng 3/2022, Ủy ban châu Âu đã trình bày đề xuất đối với Chiến lược Dệt may mới của EU, là một phần trong kế hoạch hành động lớn hơn về một nền kinh tế tuần hoàn. Nền kinh tế tuần hoàn là một phần của Thỏa thuận Xanh châu Âu nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, và ô nhiễm môi trường.

Bà Nguyễn Hoàng Thúy, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Iceland, Na Uy, Látvia, Đan Mạch

Đồng thời với Chiến lược Dệt may, Ủy ban châu Âu đã trình bày một bản sửa đổi Quy định thiết kế sinh thái, nhằm đặt ra các yêu cầu pháp lý đối với các nhóm sản phẩm khác nhau, bao gồm cả quần áo và giày dép. Dệt may là một trong những nhóm sản phẩm đầu tiên phải tuân theo các tiêu chí thiết kế sinh thái, trong khi ngành da giày phải đáp ứng các yêu cầu ở giai đoạn sau.

Vậy tại sao EU lại chọn dệt may là mặt hàng áp dụng các quy định này?

Sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may tiếp tục phát triển sẽ tác động đến khí hậu, tiêu thụ nước và năng lượng, và môi trường. Sản lượng dệt may toàn cầu gần như tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2015 và tiêu thụ quần áo và dệt may dự kiến tăng 63% vào năm 2030, đạt mức 102 triệu tấn vào năm 2030 từ mức 62 triệu tấn hiện nay.

Tại EU, tiêu thụ hàng dệt may, tính trung bình, đứng thứ tư trong các ngành có tác động tiêu cực đối với môi trường và biến đổi khí hậu và đứng thứ ba trong việc tiêu thụ nước và sử dụng đất. Ngoài ra, hiện có xu hướng sử dụng hàng dệt may trong thời gian rất ngắn trước khi vứt bỏ cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Hàng năm, ở EU có khoảng 5,8 triệu tấn hàng dệt may bị loại bỏ, tương đương với 11kg/người. Do vậy, EU đã thay đổi cách tiếp cận đối với các thách thức về tính bền vững và bằng việc loại bỏ các luật mềm như hướng dẫn quốc tế để chuyển sang các luật cứng như qui định và chỉ thị có tính ràng buộc pháp lý.

Doanh nghiệp dệt may, da giày cần lưu ý những quy định mới của thị trường

Chiến lược dệt may và Quy định thiết kế sinh thái là gì? Dự kiến, quy định sẽ có hiệu lực khi nào, thưa bà?

Chiến lược này bao gồm nhiều yếu tố để tạo ra động lực cho ngành dệt may, chẳng hạn, các sản phẩm phải được thiết kế và sản xuất để chúng có thể sử dụng lâu hơn, có thể được sửa chữa và sau đó được tái sử dụng - nói cách khác, nằm trong một vòng tuần hoàn. Ngoài các tiêu chí thiết kế, Quy định thiết kế sinh thái còn bao gồm việc phát triển hộ chiếu sản phẩm số, ngoài thông tin thông thường, còn phải thông báo cho người tiêu dùng biết về hàm lượng hóa chất, khả năng sửa chữa, và thành phần sợi. Các yêu cầu thông tin cụ thể về sản phẩm sẽ đảm bảo cho người tiêu dùng biết được tác động của sản phẩm đến môi trường khi mua hàng.

Một yếu tố nữa là tăng cường thực thi việc bài trừ các hành vi quảng cáo sai lệch về thời trang bền vững “greenwashing”. Đây là hành vi mà các thương hiệu thời trang hay sử dụng để tiếp thị sản phẩm là thời trang bền vững nhưng lại không thực thi các qui chuẩn nghiêm ngặt của thời trang bền vững. Đề xuất cũng bao gồm các biện pháp chấm dứt việc tiêu hủy hàng tiêu dùng tồn đọng, cũng như mở rộng hoạt động mua sắm công xanh và cung cấp các ưu đãi cho các sản phẩm bền vững.

Quy định thiết kế sinh thái cuối cùng phải được Nghị viện và Hội đồng châu Âu thông qua, dự kiến vào cuối năm 2023, trước khi các tiêu chí đầu tiên cho các nhóm sản phẩm khác được xác định, dự kiến vào năm 2024. Trong năm nay, Ủy ban châu Âu sẽ thành lập diễn đàn các bên liên quan để thảo luận chi tiết về chiến lược.

Riêng với thị trường Bắc Âu, những thay đổi cụ thể từ thị trường với sản phẩm dệt may, da giày là gì, thưa bà?

Hiện nay, các sản phẩm dệt may, da giày xuất khẩu sang Bắc Âu cần lưu ý đến các quy định về nhãn sinh thái thiên nga Bắc Âu, được áp dụng cho tất cả các nước Bắc Âu: Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan.

Một trong những yêu cầu mới nhất là thiết kế để tái chế. Theo đó, để đảm bảo rằng hàng dệt may được thiết kế để tái chế, nhãn sinh thái Bắc Âu đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt đối với các hóa chất không mong muốn và cấm sử dụng các bộ phận bằng nhựa, kim loại chỉ có mục đích trang trí. Ngoài ra, có thể sử dụng vải tái chế mà đáp ứng được một số yêu cầu cho việc thiết kế lại.

Bên cạnh đó, để tránh sản xuất thừa, nhãn sinh thái Bắc Âu cấm đốt hoặc chôn lấp quần áo không bán được. Ngoài ra, các nhà sản xuất phải báo cáo Cơ quan nhãn sinh thái Bắc Âu việc xử lý sản phẩm dư thừa.

Các quốc gia Bắc Âu cũng yêu cầu khắt khe hơn đối với sợi tự nhiên và sợi tổng hợp. Sợi dệt phải là sợi hữu cơ, tái chế hoặc có nguồn gốc sinh học. Bông được sử dụng trong quần áo dán nhãn sinh thái Bắc Âu không làm được từ sản phẩm biến đổi gen (GMO) và phải là 100% hữu cơ hoặc tái chế. Len phải được chứng nhận hữu cơ hoặc tái chế.

Đối với quần áo bảo hộ lao động, các yêu cầu riêng được áp dụng là sợi tổng hợp phải được tái chế hoặc làm từ nguyên liệu thô tái tạo. Sợi cellulose phải được chứng nhận FSC (Hội đồng quản lý rừng) hoặc PEFC (Chứng nhận tiêu chuẩn rừng).

Các nước cũng yêu cầu cao hơn về độ bền và chất lượng sản phẩm. Vải dệt phải được thử nghiệm để đảm bảo các tiêu chí mới về độ bền như độ mài mòn, độ phai màu, độ giãn đứt, độ bền đường may, cũng như độ bền màu khi tiếp xúc với mồ hôi và nước bọt. Các bài kiểm tra này dựa trên tiêu chuẩn ISO.

Ngoài ra, các yêu cầu khắt khe hơn về độ đàn hồi, độ co được đưa ra, cùng với độ bền màu khi tiếp xúc với ánh sáng được mở rộng cho một số nhóm sản phẩm (ví dụ: đồ bơi, quần áo ngoài trời) và độ vón kết (bao gồm cả lông cừu).

Đáng lưu ý, trong số các hóa chất sẽ bị cấm trong phiên bản mới có chất CMR (chất gây ung thư, đột biến, hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản) và hóa chất có chứa silicon. Ngoài ra, các yêu cầu cụ thể được đặt ra đối với VOCs (các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) trong phôi tryp, PFA, chất diệt khuẩn và chất kháng khuẩn, thuốc nhuộm phức hợp kim loại và bột màu.

Nhãn sinh thái cũng yêu cầu thực hiện các Kỹ thuật tốt nhất hiện có (BAT). Cụ thể, cần phải chứng minh rằng năng lượng được sử dụng, ví dụ, giặt, sấy, tẩy trắng và bảo dưỡng liên quan đến nhuộm, in và hoàn thiện hàng dệt, được đo và so sánh với mức BAT hoặc các số liệu riêng, trước khi thực hiện các kỹ thuật cải thiện hiệu quả. Điều này có nghĩa là lượng nước tiêu thụ liên quan đến các quy trình ướt, ví dụ như nhuộm, in và hoàn thiện hàng dệt, phải được đo lường.

Ngoài ra, phải có tài liệu chứng minh rằng các cơ sở sản xuất đã thực hiện tối thiểu các kỹ thuật hoặc sáng kiến sử dụng nước và năng lượng hiệu quả BAT hoặc tự sản xuất năng lượng mặt trời.

Riêng yêu cầu đối với vi nhựa, các nhà sản xuất phải đo lường bao nhiêu vi nhựa được phát tán ra khi giặt hàng dệt tổng hợp. Điều này phải được đo lường bằng một phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn hóa và Cơ quan nhãn sinh thái Bắc Âu khuyến khích kết quả được báo cáo cho Tổ chức Microfibre với mục tiêu thiết lập giá trị giới hạn theo thời gian.

Môi trường làm việc phải tuân thủ các quy ước của ILO Các cơ sở sản xuất hàng dệt may dán nhãn sinh thái Bắc Âu phải tuân thủ các công ước của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên hợp quốc), trong đó, cấm lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và phân biệt đối xử, đồng thời đặt ra các yêu cầu về tiền lương và giờ làm việc hợp lý. Cơ quan nhãn sinh thái Bắc Âu cũng đi kiểm tra tất cả các cơ sản sản xuất, bất kể chúng ở đâu trên thế giới.

Tất cả những quy định này nhằm tăng chất lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may.

Xin bà chia sẻ về những yếu tố doanh nghiệp xuất khẩu dệt may vào EU nói chung và Bắc Âu nói riêng cần lưu ý trước những quy định và thay đổi này?

Theo đánh giá của các chuyên gia, đến năm 2030, các sản phẩm dệt may được đưa vào thị trường EU có tuổi thọ cao và có thể tái chế, được làm chủ yếu từ sợi tái chế, không chứa các chất độc hại và được sản xuất đáp ứng các quyền về xã hội và môi trường. Người tiêu dùng được hưởng lợi từ hàng dệt may chất lượng cao với giá cả phải chăng, thời trang nhanh không còn là mốt, và các dịch vụ sửa chữa và tái sử dụng được phổ biến rộng rãi. Các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trong chuỗi giá trị, kể cả khi chúng trở thành chất thải. Hệ sinh thái hàng dệt may tuần hoàn đang phát triển mạnh, được thúc đẩy bởi năng lực tái chế sợi thành sợi sáng tạo, trong khi việc đốt và chôn lấp hàng dệt may được giảm đến mức tối thiểu.

Dệt may, da giày Việt nam là hai trong những sản phẩm, hàng hóa có sự tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao vào thị trường EU thời gian qua, nhờ được hưởng ưu đãi thuế từ Hiệp định EVFTA. Do đó, doanh nghiệp dệt may, da giày cần đặc biệt lưu ý đến những thay đổi của thị trường.

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp dệt may và giày dép Việt Nam cần nghiên cứu và đổi mới theo các xu thế và quy định trên. Đồng thời, đi tắt, đón đầu các xu hướng để bứt phát thành công.

Xin cảm ơn bà!

Phương Lan (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu da giày

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu