Thứ sáu 16/05/2025 05:45

Đưa hàng Việt về vùng nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu: Loại bỏ hàng gian, hàng giả

Từ việc triển khai hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", cùng chiến lược nâng cấp chất lượng, mẫu mã hàng hóa của các doanh nghiệp (DN), đã khiến số đông người tiêu dùng ưu chuộng hàng Việt hơn so với trước đây.

Theo đánh giá của bà Bùi Thị Dung - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT), gần đây, ngành Công Thương tỉnh BRVT triển khai nhiều giải pháp đưa hàng hóa sản xuất trong nước chiếm lĩnh thị trường, nhất là khu vực nông thôn, hải đảo; giúp người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng hàng Việt hơn so với trước. Để gia tăng sức mua, nhiều DN đã đầu tư vào khâu sản xuất các sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp, phù hợp với nhu cầu đa dạng của số đông khách hàng. Nhờ đó, hàng Việt chiếm tỷ lệ trên các quầy kệ ở siêu thị trên 95% và 97% người tiêu dùng ở nông thôn, hải đảo ưu tiên mua sắm hàng Việt.

Ông Trương Văn Thôi - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh BRVT- cho biết, thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", giai đoạn 2014 - 2020, ngành Công Thương BRVT đã thực hiện 144 chương trình, gồm: 5 hội chợ triển lãm trên địa bàn tỉnh; tham gia 27 hội chợ triển lãm trong nước; tổ chức 75 phiên chợ hàng Việt; xây dựng 6 điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam" và 1 mô hình phân phối đặc thù phục vụ sản xuất, tiêu dùng tại huyện Côn Đảo; tổ chức, tham gia 14 chương trình kết nối giao thương, hội thảo; hỗ trợ DN, HTX tham gia 45 hội chợ triển lãm trong nước. Kết quả, tổng doanh thu đạt hơn 117 tỷ đồng, 174 hợp đồng được ký kết với trị giá 69,6 tỷ đồng.

Đối với Chương trình hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp và hải đảo, ngành Công Thương đã tổ chức 75 phiên chợ hàng Việt, doanh thu đạt hơn 41,7 tỷ đồng; thu hút 500.000 lượt khách tham quan, mua sắm. Riêng tại huyện Côn Đảo, dù rất khó khăn trong công tác tổ chức nhưng đã tổ chức được 10 phiên chợ với 326 lượt DN tham gia đưa hàng Việt để phục vụ người dân tại đây, doanh thu đạt 20 tỷ đồng, thu hút khoảng 113.100 lượt khách tham quan, mua sắm. Đồng thời, đã xây dựng 6 điểm bán hàng Việt cố định với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam" tại huyện Côn Đảo, thị xã Phú Mỹ và các huyện trên địa bàn tỉnh.

Chương trình hàng Việt của ngành Công Thương BRVT ngày càng được cải tiến, nâng cao về chất lượng từ khâu tổ chức, vận động DN tham gia đến công tác phối hợp, tuyên truyền tại các địa phương. Chương trình luôn thu hút đông đảo người dân, trở thành hoạt động quen thuộc, nhận được sự quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình của người tiêu dùng.

Tại huyện Đất Đỏ, phiên chợ hàng Việt được tổ chức với 30 DN tham gia 40 gian hàng thực phẩm chế biến, nước giải khát, sữa, hàng gia dụng, nội thất, hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm..., phục vụ người tiêu dùng nông thôn. Bà Lâm Thị Gái (ngụ ở xã Phước Hội) chia sẻ, mỗi khi phiên chợ hàng Việt được tổ chức đều là những ngày hội mua sắm của người dân nông thôn. Tương tự, phiên chợ hàng Việt về nông thôn ở xã Hắc Dịch (thị xã Phú Mỹ) với 30 gian hàng gồm thực phẩm, vật tư nông nghiệp, văn phòng phẩm, quần áo, da giày... Đại diện UBND xã Hắc Dịch cho biết, phiên chợ hàng Việt bán hàng giá rẻ, khuyến mại lớn cho hàng nghìn khách hàng mua sắm mỗi ngày, giúp người dân mua sắm hàng Việt chất lượng cao và thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" hiệu quả hơn.

Thông qua Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", người tiêu dùng tiếp được cận trực tiếp nguồn hàng hóa do DN Việt Nam sản xuất với giá phù hợp. Từ đó, thay đổi nhận thức của người dân, tạo tâm lý ưa chuộng và thói quen sử dụng hàng Việt và góp phần loại bỏ hàng gian, hàng giả khỏi thị trường nông thôn.
Trần Thế
Bài viết cùng chủ đề: Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa đẩy mạnh sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Tây Ninh: Thêm 6 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng tầm giá trị của sản phẩm OCOP

Chùm ảnh: Phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 20 sản phẩm OCOP phân hạng 4 sao

Nước mắm Lê Gia đạt chứng nhận OCOP 5 sao quốc gia

Đà Nẵng: Người lao động háo hức đi Chợ Tết Công đoàn

Lan toả tinh thần sản xuất, phân phối thực phẩm an toàn

Bộ Công Thương tăng cường thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Tập trung đầu tư để sản phẩm OCOP Quảng Bình khẳng định được thương hiệu

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt