Chủ nhật 24/11/2024 08:42

Dự báo thị trường hàng hóa 4 tháng cuối năm và cả năm 2022

Mặc dù thị trường hoá sau đại dịch có sự chuyển biến nhưng sức mua còn yếu, cơ cấu tiêu dùng thay đổi theo hướng tập trung chủ yếu vào mặt hàng thiết yếu.

Tuy nhiên có thể khẳng định rằng sức mua của người tiêu dùng trong 4 tháng còn lại của năm nay sẽ tăng cao hơn những tháng của quý 2, quý 3 trước đây. Điều quan trọng nhất là các nhà kinh doanh bán lẻ có dự báo được nhu cầu thực sự có khả năng thanh toán trong các tầng lớp dân cư hay không?

Hình minh họa

Trên thị trường hiện nay, mặc dù giá xăng dầu đã giảm nhiều về mức 22.000đ đến 24.000đ/lít, tuy nhiên giá hàng hoá dịch vụ đã giảm nhưng chưa tương xứng với đà giảm của xăng dầu. Tính bảo thủ về giá của một số tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh vẫn thể hiện. Do đó sức mua chưa được cải thiện nhiều. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội 8 tháng đầu năm tăng 15,1% so với cùng kì năm ngoái, nhưng đóng góp chủ yếu là do doanh thu dịch vụ du lịch ăn uống tăng 48,1% so với cùng kì 2021.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú

Mặt khác là do mức tăng trưởng của năm 2021 do dịch COVID. Từ tình hình trên có thể dự báo cả năm nay mức tăng trưởng của bán lẻ dịch vụ sẽ dao động trong khoảng 14 đến 17%. Điều quan trọng là hệ thống phân phối quốc gia, các nhà, các kênh bán lẻ, các nhà sản xuất nhập khẩu hàng hoá có chuẩn bị hàng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hay không? Có tổ chức phục vụ bán ra nhất là các thời điểm sức mua tăng cao. Về chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2022? 8 tháng đầu năm CPI bình quân đã tăng 2,58% so với cùng kì năm 2021.

Từ nay đến cuối năm nếu giá xăng dầu tương đối ổn định như trong tháng 9, giá điện chưa thay đổi, cung cầu hàng hoá nhất là hàng nông sản thực phẩm duy trì ở một mức giá hợp lý, lưu thông được thông suốt và thị trường không có những đột biến lớn thì khả năng CPI cả năm nay sẽ ở mức 3,7 đến 3,8% so với năm 2021.

Muốn đạt được chỉ tiêu quốc hội giao cho cần có sự nỗ lực phấn đấu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cộng với sự chỉ đạo kịp thời hiệu quả của chính phủ trong những tháng cuối năm này. Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối chính của nền kinh tế, thực hiện tốt chính sách tài khoá và tiền tệ, đẩy mạnh đầu tư công cải cách hành chính, chống tham nhũng và lãng phí, tất cả suy nghĩ và hành động tập trung hỗ trợ cho doanh nghiệp, chắc chắn chúng ta sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch năm 2022 làm tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ hơn những năm tiếp theo.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Tin cùng chuyên mục

Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực - 'chìa khóa vàng' để tận dụng tối đa các FTA

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh - 'Cuộc chơi' buộc doanh nghiệp phải thay đổi mình

Bà Nguyễn Thuý Hiền- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Nhà nước không điều hành chiết khấu xăng dầu

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá phải hướng đến tăng thu ngân sách bền vững