Chủ nhật 27/04/2025 18:27

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Bài toán đặt ra trong thu hút đầu tư vào ngành điện là gì, nhất là những nội dung về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, cơ cấu giá và cách tính giá thành.

Sáng 20/8, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện" với sự tham dự của các đại diện khách mời: Ông Nguyễn Đình Tuấn - Giám đốc Công ty Nhiệt điện Sơn Động (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam), đại diện doanh nghiệp đầu tư vào ngành điện; PGS.TS. Bùi Xuân Hồi, chuyên gia Kinh tế năng lượng; Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và chuyên gia về giá Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính).

Sáng 20/8, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện". Ảnh: Nhật Bắc

Tại Tọa đàm, các chuyên gia sẽ trao đổi, hệ thống hóa, phân tích, kiến giải, luận bàn về vấn đề thu hút đầu tư vào ngành điện, nhất là cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, cơ cấu giá và cách tính giá thành điện khi bán ra hiện nay; việc thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá điện trong nền kinh tế thị trường...

Là sản phẩn hàng hóa đặc thù, được coi như đầu vào của mọi đầu vào, điện năng có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ đời sống dân sinh, bảo đảm an ninh - quốc phòng của đất nước.

Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của điện năng đối với phát triển kinh tế và xã hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn nhất quán quan điểm và yêu cầu "phải đảm bảo điện năng trong mọi tình huống" và đã có những chỉ đạo hết sức quyết liệt, đồng bộ, ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo rất sát sao cả cấp bách, cả lâu dài cho vấn đề về bảo đảm điện năng, trong đó có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là thúc đẩy đầu tư, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư vào sản xuất, cấp phát, phân phối điện. Các nhà đầu tư cũng yên tâm đầu tư lâu dài cho ngành điện của nước ta.

Tuy nhiên, trong thu hút đầu tư vào sản xuất điện, bên cạnh những thuận lợi cũng còn không ít những khó khăn, vướng mắc tạo nên những "nút thắt", "rào cản", trong đó lớn nhất là những điểm còn chưa hợp lý trong cơ cấu giá thành, cách tính giá điện như hiện nay còn dưới giá thị trường trong bối cảnh giá đầu vào của ngành điện như than, dầu khí luôn biến động và neo cao và chúng ta vẫn đang đi trên "lộ trình tính đúng, tính đủ giá bán điện trong nền kinh tế thị trường".

Với hiện trạng ngành điện Việt Nam hiện nay, các nguồn điện giá rẻ đã cơ bản hết tiềm năng phát triển, trong Quy hoạch điện VIII, Việt Nam tập trung phát triển mạnh điện khí và điện gió ngoài khơi. Đây là hai loại hình có giá thành khá cao, đòi hỏi huy động lượng vốn lớn.

Thực tế cho thấy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có những nỗ lực để hạ chi phí giá thành sản suất kinh doanh, tuy nhiên, giá điện chưa hợp lý đã khiến ngành điện không có đủ nguồn lực để đầu tư, phát triển nhằm giảm giá thành sản xuất, truyền tải, phân phối; khó thu hút mạnh được nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành điện... Đây là một thách thức rất lớn khiến ngành điện phải tập trung ứng phó và xử lý.

Vậy, bài toán đặt ra trong vấn đề thu hút đầu tư vào ngành điện là gì, nhất là những nội dung về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, cơ cấu giá và cách tính giá thành điện khi bán ra hiện nay; việc thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá điện trong nền kinh tế thị trường...

Báo Công Thương sẽ tiếp tục cập nhật thông tin...

Hoàng Giang
Bài viết cùng chủ đề: Giá điện

Tin cùng chuyên mục

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu