Dự kiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới năm 2025

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định tờ trình Chính phủ về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán điện
Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quânBộ Công Thương lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định về cơ chế điều chỉnh giá điện bình quân

Sau khi tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan bộ, ngành, địa phương, Bộ Công Thương đã hiệu chỉnh và hoàn thành Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán điện và tờ trình, gửi Bộ Tư pháp thẩm định.

Cơ sở lưu trú du lịch được áp dụng giá như khách hàng sản xuất

Theo dự thảo mới nhất, giá bán lẻ điện đã điều chỉnh, tách khách hàng "cơ sở lưu trú du lịch" với các khách hàng kinh doanh khác và được áp dụng cơ cấu biểu giá ngang bằng với khách hàng sản xuất.

Với 7/18 ý kiến chọn Phương án 1 (Phần chênh lệch doanh thu bán điện thiếu hụt, do bổ sung nhóm khách hàng cơ sở lưu trú du lịch vào giá sản xuất, được bù vào giá bán điện cho giờ thấp điểm của nhóm sản xuất), cùng với tính toán đề xuất của EVN và đơn vị tư vấn, Bộ Công Thương cho rằng có thể áp dụng ngay Phương án 1 để đảm bảo lộ trình từng bước tính đúng, tính đủ chi phí cho nhóm khách hàng sản xuất, theo đó phần thiếu hụt doanh thu theo cập nhật số liệu năm 2023 do bổ sung nhóm khách hàng “cơ sở lưu trú du lịch” có thể được xem xét để bù từ giá bán điện của nhóm khách hàng sản xuất làm tăng cơ cấu giá bán lẻ điện ngành sản xuất từ 1% đến 2% so với giá bán lẻ điện bình quân và các doanh nghiệp sản xuất sẽ chịu tác động tăng giá điện từ 2,41% đến 3,34% đối với các ngành sản xuất.

Đồng thời hiệu chỉnh nội dung về quy định cấp điện áp cho phù hợp với Luật Điện lực mới. Theo đó gộp giá bán điện theo các cấp điện áp để phù hợp với quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Điện lực năm 2024 và thực tế phát triển lưới điện tại các Tổng công ty Điện lực, cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Dự thảo Quyết định như sau:

“2. Giá bán lẻ điện theo các cấp điện áp (cao áp là cấp điện áp danh định trên 35 kV (bao gồm cấp điện áp từ trên 35 kV đến dưới 220 kV và cấp điện áp đến 220 kV), trung áp là cấp điện áp danh định trên 01 kV đến 35 kV, hạ áp là cấp điện áp danh định đến 01 kV) áp dụng cho các nhóm khách hàng sử dụng điện mục đích sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp”.

Đồng thời, dự thảo cũng bổ sung nhóm khách hàng sản xuất tại cấp điện áp 220 kV. Theo báo cáo của EVN, các khách hàng hiện đang mua điện tại cấp điện áp 220 kV và 500 kV (đấu nối lưới điện truyền tải) là các nhà máy điện (mua điện từ lưới phục vụ cho tự dùng, khởi động…). Dự kiến trong thời gian tới sẽ có thêm khách hàng mua điện tại cấp điện áp đến 220 kV phục vụ mục đích sản xuất. Những khách hàng mua điện tại cấp điện áp đến 220 kV không sử dụng lưới điện phân phối (đến 110 kV) nên việc bổ sung nhóm khách hàng này vào Dự thảo Quyết định trên cơ sở phân bổ chi phí sản xuất, kinh doanh điện, không bao gồm chi phí của khâu phân phối, bán lẻ điện là phù hợp với nguyên tắc đảm bảo giá điện phản ánh đúng chi phí.

Theo số liệu thống kê kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện giai đoạn 2010 - 2023, giá thành tại cấp điện áp 220 kV chiếm 84,6% giá thành bình quân. Trên cơ sở phân bổ chi phí tại các giờ cao thấp điểm vào giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì cơ cấu giá bán lẻ điện tại cấp điện áp đến 220 kV sẽ được áp dụng ở 3 khung giờ gồm:

- Giá điện giờ bình thường: 84% giá bán lẻ điện bình quân;

- Giá điện giờ thấp điểm: 53% giá bán lẻ điện bình quân;

- Giá điện giờ cao điểm: 146% giá bán lẻ điện bình quân.

Dự kiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới năm 2025
Giá điện năm 2025 cho nhóm khách hàng sinh hoạt có thể thay đổi (Ảnh minh hoạ)

Về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho khách hàng sinh hoạt

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc theo đề xuất của EVN và Tư vấn nhưng có thay đổi về cơ cấu tỷ trọng so với giá bán lẻ điện bình quân (tại khoản 4 Điều 3 và Phụ lục Dự thảo Quyết định), cụ thể: Bậc 1: cho 100 kWh đầu tiên; Bậc 2: cho kWh từ 101 - 200; Bậc 3: cho kWh từ 201 - 400; Bậc 4: cho kWh từ 401 - 700; Bậc 5: cho kWh từ 701 trở lên.

Dự kiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới năm 2025
Biểu giá dự kiến cho khách hàng sinh hoạt

Bộ Công Thương đề xuất giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ). Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 401-700 kWh và trên 700 kWh.

Ngoài ra, giá điện hiện hành cho các bậc từ 101-200 kWh và 201-300 kWh cũng được giữ nguyên.

Song, giá điện cho các bậc từ 401-700 kWh và từ 700 kWh trở lên được thiết kế tăng cơ cấu giá bán điện nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp và khuyến khích tiết kiệm trong sử dụng điện.

Như vậy, so với giá điện sinh hoạt hiện tại, những khách hàng dùng từ 400 số trở lên sẽ phải chịu giá điện cao hơn.

Bảng 1: Phương án 5 bậc có hiệu chỉnh so sánh với cơ cấu tại Quyết định 28/2014/QĐ-TTg

STT

Mức sử dụng điện

Cơ cấu tại Quyết định 28

Mức sử dụng điện

Cơ cấu điều chỉnh

1

Cho 50 kWh đầu tiên

92%

Cho 0-100 kWh đầu tiên

90%

2

Cho kWh từ 51-100

95%

3

Cho kWh từ 101-200

110%

Cho kWh từ 101-200

108%

4

Cho kWh từ 201-300

138%

Cho kWh từ 201-400

136%

5

Cho kWh từ 301-400

154%

Cho kWh từ 401-700

162%

6

Cho kWh từ 401 trở lên

159%

Cho kWh từ 701 trở lên

180%

Giá điện riêng cho khách hàng sạc xe điện

Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan, Bộ Công Thương xây dựng 03 Phương án về cơ cấu giá bán lẻ điện áp dụng cho mục đích trạm, trụ sạc xe điện như sau:

+ Phương án 1: Áp dụng giá điện cho mục đích sạc xe điện theo giá kinh doanh (theo ý kiến của EVN). Phương án này có thể có tác động (không tích cực) tới chính sách phát triển xe điện do làm tăng chi phí sạc điện, đồng thời chưa phản ánh đúng chi phí của khách hàng trạm, trụ sạc xe điện gây ra cho hệ thống điện, tiếp tục tạo ra bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng.

+ Phương án 2: Áp dụng giá điện cho mục đích kinh doanh cho nhóm khách hàng trạm, trụ sạc xe điện theo cơ cấu giá bán lẻ điện mới tại Phụ lục của Dự thảo Quyết định có tính đến đặc điểm sử dụng điện của nhóm khách hàng này khác với các khách hàng kinh doanh khác. Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho trạm, trụ sạc xe điện được xây dựng trên cơ sở giá điện phản ánh chi phí sản xuất điện mà trạm/trụ sạc xe điện gây ra cho hệ thống điện.

Dự kiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới năm 2025
Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho khách hàng trạm, trụ sạc xe điện

Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho trạm, trụ sạc xe điện được xây dựng trên cơ sở giá điện phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 mà phụ tải của trạm/trụ sạc xe điện gây ra cho hệ thống điện (biểu đồ phụ tải điển hình trạm/trụ sạc xe điện) nên đảm bảo phân bổ chi phí tới khách hàng sử dụng điện, không có bù chéo giá điện giữa nhóm khách hàng trạm, trụ sạc xe điện và các nhóm khách hàng còn lại. Theo kết quả tính toán, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho khách hàng trạm, trụ sạc xe điện thấp hơn mức cơ cấu áp dụng cho khách hàng kinh doanh và cao hơn mức cơ cấu áp dụng cho khách hàng sản xuất.

+ Phương án 3: Áp dụng giá điện cho mục đích sạc xe điện theo giá sản xuất (theo ý kiến của Bộ Giao thông vận tải; Công ty TNHH Kinh doanh thương mại và dịch vụ Vinfast; Công ty CP sản xuất và kinh doanh Vinfast). Phương án này có thể có tác động (tích cực) tới chính sách phát triển xe điện do làm giảm chi phí sạc điện, tuy nhiên sẽ gây ra tác động tới cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do việc áp dụng giá bán lẻ điện cho sản xuất đối với mục đích sạc xe điện thấp hơn sẽ dẫn tới việc tăng giá điện cho các nhóm khách hàng khác để cân đối lại doanh thu. Điều này có nghĩa là thực hiện bù chéo từ các nhóm khách hàng khác cho nhóm khách hàng trạm, trụ sạc xe điện.

Dự kiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới năm 2025
So sánh chênh lệch giữa áp dụng phương án giá riêng cho trạm, trụ sạc xe điện với phương án áp dụng giá theo giá sản xuất và kinh doanh

Phân tích từ cơ quan chức năng cho thấy, nếu áp dụng giá điện cho trạm sạc theo giá sản xuất sẽ làm cho khách hàng trạm, trụ sạc xe điện phải trả ít hơn chi phí thực tế gây ra cho hệ thống điện bình quân khoảng từ 552 đ/kWh - 699 đ/kWh tùy cấp điện áp; nếu áp dụng giá điện cho trạm sạc theo giá kinh doanh sẽ làm cho khách hàng trạm, trụ sạc xe điện phải trả nhiều hơn chi phí thực tế gây ra cho hệ thống điện bình quân khoảng từ 467 đ/kWh - 587 đ/kWh tùy cấp điện áp.

Như vậy, Phương án 1 và 3 sẽ tiếp tục làm phát sinh bù chéo giữa các nhóm khách hàng sử dụng điện, khi triển khai áp dụng có thể sẽ không phù hợp với chủ trương được quy định tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (“không thực hiện bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng”) và lộ trình giảm bù chéo giá điện quy định tại điểm c khoản 3 Điều 50 Luật Điện lực 2024. Phương án 2 được xây dựng trên cơ sở giá bán điện phản ánh chi phí của nhóm khách hàng sạc xe điện gây ra cho hệ thống điện. Căn cứ phân tích nêu trên, Bộ Công Thương kiến nghị xem xét lựa chọn áp dụng theo Phương án 2.

Bỏ khoản 5 Điều 3 quy định về giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước, bổ sung khoản 6 Điều 3 giá bán lẻ điện có nhiều thành phần

Bổ sung khoản 6 Điều 3 quy định về “Trường hợp giá bán lẻ điện có nhiều thành phần áp dụng cho các nhóm khách hàng khi điều kiện kỹ thuật cho phép được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ” với lý do sau đây: cơ cấu tại Dự thảo Quyết định hoàn toàn là cơ cấu giá điện năng, khi áp dụng cơ chế giá bán lẻ điện nhiều thành phần sẽ có thêm thành phần giá công suất hoặc cố định trong cơ cấu biểu giá dưới dạng đồng/kW hoặc đồng/kVA mà không được thể hiện dưới dạng cơ cấu (%) so với giá bán điện bình quân. Do đó, để phù hợp với lộ trình cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 50 Luật Điện lực 2024 thì cần bổ sung quy định nêu trên để đảm bảo cơ sở pháp lý áp dụng và thực hiện giá bán lẻ điện sau này.

Bỏ khoản 5 Điều 3 quy định về “Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước” do không khả thi về công nghệ đo đếm điện năng trong thực tế áp dụng giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sinh hoạt tại Việt Nam hiện nay. Khi nào hình thức này được nghiên cứu triển khai thực tế tại Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, tính toán trên cơ sở số liệu thực tế để đề xuất bổ sung cơ cấu giá bán lẻ điện cho loại hình này.

Bên cạnh đó, dự thảo Quyết định cũng điều chỉnh cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng khác để đảm bảo giá điện bình quân không đổi, mức độ điều chỉnh nhỏ, chủ yếu điều chỉnh giảm cơ cấu giá bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện cơ sở lưu trú du lịch trong nhóm khách hàng kinh doanh; cơ cấu giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sử dụng điện mục đích sản xuất tăng nhỏ trong phạm vi 2% nên ít ảnh hưởng.

Đồng thời, "Hộ nghèo theo tiêu chí của quy định pháp luật có liên quan trong từng thời kỳ được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt, mức hỗ trợ hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành".

Tiến Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá điện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên: Bài 2 - Chung sức gỡ nút thắt mặt bằng

Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên: Bài 2 - Chung sức gỡ nút thắt mặt bằng

Cùng với sự quyết liệt trên công trường, cán bộ địa phương cùng EVN cũng đang hối hả trên mặt trận giải phóng mặt bằng đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.
Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Bài 1: Những người thợ bám rừng kết nối nguồn sáng

Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Bài 1: Những người thợ bám rừng kết nối nguồn sáng

Không quản ngại khó khăn của địa hình, thời tiết, những cán bộ, kỹ sư, công nhân vẫn bám trụ ngày đêm, miệt mài thi công đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.
NSMO gấp rút triển khai phương án cung cấp điện mùa nắng nóng

NSMO gấp rút triển khai phương án cung cấp điện mùa nắng nóng

Theo dự báo, từ cuối tháng 5, nắng nóng sẽ trở nên khắc nghiệt, kéo theo nhu cầu điện. Trước tình hình này, NSMO đã lên phương án cung cấp điện.
EVNNPC: Đóng điện Trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang

EVNNPC: Đóng điện Trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang

Vừa qua, EVNNPC, đã hoàn thành và đóng điện thành công công trình trọng điểm Trạm biến áp (TBA) 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang
Lưới điện truyền tải không bị ảnh hưởng bởi cháy rừng tại Kim Bảng

Lưới điện truyền tải không bị ảnh hưởng bởi cháy rừng tại Kim Bảng

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia cho biết, cháy rừng tại Kim Bảng (Hà Nam) không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Những điểm mới của Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Những điểm mới của Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong định hướng phát triển ngành điện lực Việt Nam với nhiều điểm nhấn.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh của Thủ tướng Chính phủ được đánh giá là rất kịp thời góp phần đảm bảo điện cho tăng trưởng kinh tế.
Cơ cấu nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đến năm 2030 và 2050

Cơ cấu nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đến năm 2030 và 2050

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 768/QĐ-TTg, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, trong đó có nêu rõ cơ cấu nguồn điện của Việt Nam đến 2030 và 2050.
Sản lượng điện sạch giảm, châu Âu đối mặt phát thải tăng

Sản lượng điện sạch giảm, châu Âu đối mặt phát thải tăng

Ngành điện lực châu Âu đã thải ra lượng khí CO₂ nhiều hơn trong quý đầu tiên của năm 2025 so với bất kỳ quý nào kể từ đầu năm 2023.
PC Hải Phòng: Diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 2025

PC Hải Phòng: Diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 2025

Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng (PC Hải Phòng) tổ chức diễn tập PCTT và TKCN nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó thiên tai trong bối cảnh ngày càng phức tạp.
Mùa khô bất thường: NSMO chủ động ‘chạy trước’ nắng nóng

Mùa khô bất thường: NSMO chủ động ‘chạy trước’ nắng nóng

NSMO đã họp với cơ quan khí tượng, thủy văn để xây dựng phương án vận hành hệ thống điện hiệu quả, ứng phó nắng nóng và thiếu nước trong mùa khô 2025.
EVNCPC gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn

EVNCPC gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn

Đảng ủy EVNCPC tổ chức Lễ gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn và đấu nối chào mừng Đại hội Đảng bộ EVN lần thứ IV.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện than năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện than năm 2025

Bộ Công Thương ký quyết định số 1009/QĐ-BCT ngày 14/4/2025 phê duyệt khung giá phát điện nhà máy nhiệt điện than năm 2025.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1007/QĐ-BCT ngày 14/4 về phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam từ ngày 31/12/2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nguyên nhân tiền điện tăng vọt thời gian qua

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nguyên nhân tiền điện tăng vọt thời gian qua

Do thời tiết nắng nóng kéo dài trong thời gian qua, người dân tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang phải chi trả tiền điện tăng vọt.
Bình Dương chủ động ứng phó với phụ tải điện tăng cao

Bình Dương chủ động ứng phó với phụ tải điện tăng cao

Dự báo phụ tải điện tăng cao mùa khô, ngành điện Bình Dương chủ động thực hiện giải pháp đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định, đồng thời thúc đẩy tiết kiệm điện.
Phụ tải điện tăng, ngành điện miền Nam chủ động ứng phó

Phụ tải điện tăng, ngành điện miền Nam chủ động ứng phó

Miền Nam vào cao điểm nắng nóng, phụ tải điện tăng mạnh, EVNSPC chủ động phương án đảm bảo điện an toàn, tin cậy và ưu tiên cấp điện chống hạn mặn mùa khô 2025.
Phải hoàn thành đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào tháng 9/2025

Phải hoàn thành đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào tháng 9/2025

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu phải hoàn thành, đưa vào vận hành đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên, Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng vào tháng 9/2025.
Tăng liên kết điện khí: Giải mã từ NSMO và PV GAS

Tăng liên kết điện khí: Giải mã từ NSMO và PV GAS

Điện khí đang dần giữ vai trò trụ cột an ninh năng lượng, sự phối hợp vận hành giữa NSMO và PV GAS tại các dự án điện khí LNG đang phát huy hiệu quả rõ nét.
EVNHCMC gắn biển công trình điện mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

EVNHCMC gắn biển công trình điện mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

EVNHCMC gắn biển công trình “Cải tạo Trạm biến áp 110kV Hỏa Xa”, vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng, chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bộ Công Thương thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Bộ Công Thương thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Bộ Công Thương tổ chức hội nghị thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả nhằm ứng phó nhu cầu phụ tải tăng cao, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Ra mắt Tổ chuyên trách Hệ thống Pin lưu trữ Năng lượng

Ra mắt Tổ chuyên trách Hệ thống Pin lưu trữ Năng lượng

Cục Điện lực đã phối hợp với Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam để thành lập Tổ chuyên trách Hệ thống Pin lưu trữ Năng lượng (Tổ chuyên trách BESS).
Bộ Công Thương ban hành khung giá phát điện cho thủy điện và nhiệt điện tua bin khí

Bộ Công Thương ban hành khung giá phát điện cho thủy điện và nhiệt điện tua bin khí

Bộ Công Thương vừa ban hành các quyết định phê duyệt khung giá phát điện loại hình nhà máy thủy điện và nhiệt điện tua bin khí sử dụng khí thiên nhiên.
Sẵn sàng nguồn điện an toàn phục vụ lễ 30/4 - 1/5

Sẵn sàng nguồn điện an toàn phục vụ lễ 30/4 - 1/5

Chiều 9/4, Đoàn công tác của Bộ Công Thương, NSMO, EVN đã kiểm tra công tác cấp điện cho đại lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đảm bảo cấp điện cho mùa khô 2025 và lễ 30/4 -1/5

Đảm bảo cấp điện cho mùa khô 2025 và lễ 30/4 -1/5

Ngày 9/4, tại TP. Hồ Chí Minh, NSMO và EVN đã làm việc với các đơn vị thành viên về phối hợp vận hành mùa khô 2025 và đảm bảo cấp điện dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Mobile VerionPhiên bản di động