Thứ hai 28/04/2025 14:14

Dòng tiền chảy mạnh vào bất động sản TP. Hồ Chí Minh

Trong 8 tháng năm 2018, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cũng như dòng tiền đổ vào lĩnh vực bất động sản TP. Hồ Chí Minh vẫn tăng mạnh.

Bất động sản hút vốn nhà đầu tư

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh - Sử Ngọc Anh - trong 8 tháng qua, trên địa bàn thành phố (TP) có 28.156 doanh nghiệp (DN) được cấp phép thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 349.969 tỷ đồng (tăng 5,8% số lượng DN và bằng 97,5% vốn đăng ký so cùng kỳ). Có 42.922 lượt DN đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, với vốn điều chỉnh bổ sung tăng 356.497 tỷ đồng. Trong đó, vốn đăng ký lớn nhất thuộc về hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS), chiếm 40,6%.

Bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và hấp dẫn

Trong 8 tháng đầu năm 2018, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng liên tục tăng, TP đã cấp phép đầu tư cho 640 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đạt 558,63 triệu USD, tăng 22,2% số dự án và bằng 70% về vốn đầu tư so với cùng kỳ. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh BĐS chiếm 48,2%.

Bên cạnh đó, TP cũng chấp thuận cho 1.912 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của DN trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương 4,14 tỷ USD (so với cùng kỳ, tăng 34,5% về số trường hợp và tăng gấp 2,4 lần về vốn đầu tư).

Trong đó, lĩnh vực BĐS được nhiều nhà đầu tư ngoại góp vốn, mua cổ phần với các giao dịch điển hình như: Công ty Phúc Khang hợp tác với Mitsubishi Corporation (Nhật Bản) và Quỹ Genesis Global Capital (Singapore); Công ty Nam Long hợp tác với Hankyu Hanshin Toho Group và Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản); Công ty An Gia hợp tác với Creed Group (Nhật Bản)…

Sức cầu cùng với nhiều tiềm năng lớn khiến thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn

Theo ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty CP Địa ốc Phú Đông (PhuDong Group), thị trường BĐS Việt Nam hiện đang rất hấp dẫn, nên có sức hút đối với nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. So với nước ngoài giá BĐS tại Việt Nam đang thấp hơn, thị trường nhà ở tại Việt Nam có điểm đặc biệt, đó là thị trường nhà ở để bán, còn thị trường BĐS nước ngoài chủ yếu là thị trường nhà ở cho thuê...

Điều này lý giải tại sao nhiều nhà đầu tư Singapore ồ ạt đầu tư vào các dự án BĐS tại Việt Nam, vì bán nhà tại Việt Nam đem lại lợi nhuận lớn hơn bên Singapore rất nhiều, tỷ suất lợi nhuận tới 15-20%/năm.

Ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc điều hành Savills Việt Nam cũng cho rằng, điểm hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại rót tiền vào BĐS TP. Hồ Chí Minh chính là mức sinh lợi cao và hấp dẫn ở tất cả các phân khúc như: BĐS cho thuê, văn phòng, khách sạn, công nghiệp, khi so sánh thị trường Việt Nam với khu vực.

Đặc biệt, tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm BĐS luôn cao nhất nước, tỷ lệ dự án mới được cấp phép cũng được cho là cao nhất hiện nay... chính là thỏi nam châm thu hút lượng lớn vốn nước ngoài đổ vào TP. Hồ Chí Minh.

Nhu cầu về nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh còn rất lớn

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) nhìn nhận, việc dòng vốn đầu tư tiếp tục đổ vào thị trường BĐS trong 8 tháng qua, cho thấy BĐS hiện nay là kênh đầu tư khá an toàn, có thể nói là hấp dẫn.

“Nhà đầu tư nhìn thấy được Việt Nam có nền chính trị ổn định, kinh tế vĩ mô tăng trưởng bền vững. Việt Nam đang trong giai đoạn đầu tư phát triển hạ tầng, điều này đồng nghĩa với việc BĐS phát triển theo. Việt Nam được đánh giá là nước có tỷ lệ tích lũy cao trên thế giới, tầng lớp trung lưu đang tăng mạnh. Nhà nước đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư kinh doanh BĐS tương tự nhà đầu tư trong nước” - Chủ tịch Horea chỉ ra.

Nhiều DN Việt đã khẳng định được vị thế, thương hiệu trên thị trường BĐS trong nước trước sức ép cạnh tranh của DN ngoại vào thị trường BĐS như: Vingroup, FLC, Him Lam, Nam Long, Hưng Thịnh Corp, Trần Anh…

Trong thời gian tới, xu hướng tăng cường kết nối với các DN, nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút nguồn vốn FDI, đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực BĐS sẽ được nhiều DN nội thực hiện nhằm tăng sức cạnh tranh cho DN.

Theo số liệu từ CBRE Việt Nam, riêng tại TP. Hồ Chí Minh, tổng giá trị giao dịch của các dự án BĐS trong nửa đầu năm nay đã đạt gần 1 tỷ USD, trong khi cả năm 2017 là 1,5 tỷ USD.

Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Hưng Thịnh

Tin cùng chuyên mục

Văn Phú - Invest lần thứ 3 liên tiếp lọt Top 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín

Thị trường chung cư thứ cấp tại Hà Nội ‘hạ nhiệt’

Vũng Tàu: Triển khai đấu giá gần 60 ha đất

Bất động sản Hà Đông hưởng lợi nhờ hạ tầng phát triển

Sinh viên tham gia môi giới bất động sản: Rủi ro hay cơ hội?

BIM Land giới thiệu dự án SkyM bên vịnh Hạ Long

Thanh Trì: Tâm điểm mới của bất động sản Hà Nội

“Đập hộp” Mercedes-Benz khi sở hữu dinh thự Villa Le Corail

Dự án CHINE RIVERSIDE – đô thị điểm nhấn tại Hoà Bình

Vì sao nhà riêng dưới 8 tỷ đồng ở Hà Nội hút nhà đầu tư?

Giá đất vùng ven Hà Nội 80 triệu đồng/m2, cho thuê chỉ 2 triệu đồng/tháng

Gamuda Land Việt Nam nỗ lực thúc đẩy cam kết ESG tại Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh: Giá chung cư chạm ngưỡng 60 triệu đồng/m2

Dòng chảy thị trường bất động sản đối mặt rào cản pháp lý

Mua nhà theo giá của bạn: Trải nghiệm Noble App của Sunshine Group

Thị trường khách sạn, căn hộ dịch vụ bứt tốc nhờ du lịch

Có nên 'ôm' đất khi lãi suất đang hạ nhiệt?

BIM Land giới thiệu bộ sưu tập biệt thự giới hạn tại Thanh Xuan Valley

Nhiều dự án bất động sản ‘ngủ đông’ rục rịch hồi sinh

Giá đất có tăng sau sáp nhập phường ở Hà Nội?