Đồng Tháp: Quảng bá sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Nhằm mang sản phẩm OCOP, nông đặc sản đến gần hơn với người tiêu dùng, Đồng Tháp đã triển khai chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại trên nền tảng số.
Phú Thọ: Phiên chợ OCOP 4.0 huyện Thanh Thủy thu hút hơn 5 triệu lượt xem Đồng Tháp: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp, làng nghề 75% sản phẩm OCOP Đồng Tháp lên sàn Thương mại điện tử

Với lợi thế về đất đai, địa hình, tỉnh Đồng Tháp sở hữu nhiều loại nông đặc sản đặc sắc như Gạo ST24, trái cây, các sản phẩm từ sen... Bên cạnh đó, mang trong mình vẻ đẹp nên thơ, chân chất của vùng Tây Nam Bộ, với những cánh đồng sen bạt ngàn, những làng hoa rực rỡ, Đồng Tháp cũng là một điểm đến du lịch hấp dẫn và thú vị.

Đồng Tháp: Quảng bá sản phẩm OCOP trên nền tảng số
Tại buổi livestream "Chợ Phiên OCOP - Đồng Tháp - Xứ Sở Sen Hồng" ngày 9/9/2023 kéo dài 6 tiếng đã thu hút hơn 24 triệu lượt tiếp cận, 563.000 người xem livestream, mang về hơn 556 triệu đồng doanh thu.

Đổi mới để bứt phá, với mục tiêu quảng bá nông đặc sản, các sản phẩm OCOP gắn liền với điểm đến du lịch địa phương trên nền tảng số, chiến dịch quảng bá đặc sản “Xứ sở Sen Hồng” - Nồng nàn hương - sắc - vị” đã được triển khai từ ngày 7 - 9/9/2023 với sự phối hợp của Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp (DOTIP), Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp - Agritrade (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và TikTok Việt Nam.

Chiến dịch này cũng đánh dấu hợp tác chiến lược giữa tỉnh Đồng Tháp và TikTok Việt Nam về nâng cao năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương nhằm quảng bá đặc sản, sản phẩm OCOP trên nền tảng số tại buổi ký kết vào ngày 7/9/2023.

Khởi động chiến dịch quảng bá, các nhà sáng tạo nội dung được tham gia chương trình tham quan trải nghiệm các địa điểm du lịch địa phương cùng các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP.

Cụ thể, trong 2 ngày 7 - 8/09/2023, các nhà sáng tạo nội dung đã được giới thiệu về lịch sử làng hoa Sa Đéc tại Khu du lịch Hồng Tư Tôn, quá trình tạo ra các cây kiểng tại Khu Du lịch Hoa Kiểng Sa Đéc, đây cũng là nơi có cặp me cổ và tùng cổ đạt kỷ lục Việt Nam.

Đặc biệt trong chiến dịch quảng bá lần này, lần đầu tiên các nhà sáng tạo nội dung được tham quan mô hình kinh tế số nông thôn độc đáo tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh với mô hình “Cây xoài nhà tôi”.

Mô hình này được tỉnh triển khai từ năm 2016 và đến nay đã có hơn 500 gốc cây xoài Cát Chu với tiêu chuẩn canh tác VietGAP tìm được "chủ nhân" của mình. Thông qua chiến dịch, hashtag #cayxoainhatoi đã được kích hoạt trên nền tảng TikTok nhằm lan toả rộng rãi mô hình này tới cộng đồng.

Sau khi đoàn đi tham quan mô hình và thưởng thức quả xoài cát chu ngon nhất, một cuộc thi sáng tạo video trong vòng 24 giờ đã được diễn ra giữa các nhà sáng tạo nội dung. Chỉ trong thời gian ngắn như vậy, đã có 6 video lên xu hướng, đạt hơn 6 triệu lượt xem.

Mô hình cây xoài nhà tôi
Mô hình “Cây xoài nhà tôi” được đánh giá là một phương thức phát triển du lịch địa phương cực kỳ hữu hiệu và bền vững khi khách hàng cả nước luôn được cập nhật tình hình và có một sợi dây gắn bó với địa phương nơi có những trái cây ngon nhất Việt Nam.

Riêng tại buổi livestream "Chợ Phiên OCOP - Đồng Tháp - Xứ Sở Sen Hồng" ngày 9/9/2023 kéo dài 6 tiếng đã thu hút hơn 24 triệu lượt tiếp cận, 563.000 người xem livestream, mang về hơn 556 triệu đồng doanh thu.

Các sản phẩm được quảng bá trong buổi livestream đến từ 12 chủ thể tiêu biểu với gần 35 sản phẩm nông đặc sản các loại như Nước mắm nhỉ Cá Linh, trái cây sấy, bún gạo... thông qua sự hỗ trợ quảng bá đến từ các nhà sáng tạo nội dung nổi bật trên nền tảng TikTok như: Thiện Nhân, Món Lạ Vườn Nhà - Thảo Mola, Chill Ăn Giang, Cô Ba Hồng Kông, Huyền Phi, Robis Store - Ăn Vặt Chay, Lê Quốc, Min Mặn Mồi.

Là một trong những chủ thể có sản phẩm tham gia phiên livestream, đại diện Công ty TNHH MTV Nam Huy Đồng Tháp cho hay, chúng tôi đã tham gia sàn thương mại điện tử trên nền tảng TikTok được khoảng 2 tháng, nhưng chưa bán được đơn hàng nào. Hiện tại sau phiên livestream chúng tôi đã bán được hơn 400 đơn hàng cho 3 combo sản phẩm.

Sau 1 ngày làm việc, chúng tôi được học hỏi thêm nhiều kỹ năng livestream bán hàng, hiểu hơn về nền tảng TikTok để tham gia hiệu quả hơn đặc biệt là được tiếp thêm năng lượng từ các bạn KOC (những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường). Đặc biệt sau chương trình chúng tôi có thêm động lực cũng như sẵn sàng để triển khai thêm chiến lược marketing và bán hàng trên nền tảng TikTok.

Còn theo chị Kim Diệu - đại diện Công ty TNHH MTV Dì Mười Food, TikTok là một nền tảng tiềm năng dành cho doanh nghiệp OCOP, khi sản phẩm được quảng bá rộng rãi qua các video ngắn cũng như thuận tiện cho người mua.

Đại diện Công ty Cổ phần Tinh Bột Xanh chia sẻ, với việc livestream thực tế của các KOL nổi tiếng (người có sức ảnh hưởng) song hành cùng doanh nghiệp thì công ty nhận ra được rất nhiều điều về việc làm thế nào để có một phiên livestream thành công và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Chuyển đổi số tác động tích cực đến mức tiêu thụ sản phẩm OCOP cả nước; từ đó, tạo động lực cho các chủ thể mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Một khi dây chuyền sản xuất đã đáp ứng nhu cầu về lượng lẫn chất, các hộ doanh nghiệp sẽ nhanh chóng gia tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu và cải thiện đời sống cho bà con nông thôn.

Đồng Tháp: Quảng bá sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Theo chủ trương chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, TikTok, với vai trò đối tác chiến lược, đã không ngừng đưa ra những sáng kiến mới nhằm xúc tiến thương mại nông thôn, tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.

Tháng 4/2023, TikTok chính thức cùng Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp Việt Nam ký kết hợp tác nhằm nâng cao năng lực chuyển đổi số của các chủ thể có sản phẩm đạt chứng nhận chương trình "Mỗi xã Một sản phẩm" (OCOP) trên sàn thương mại điện tử, đồng thời kết nối tạo ra lợi thế, điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tiêu thụ nông sản ở Việt Nam.

Trong khuôn khổ hợp tác này, TikTok sẽ cho ra mắt chuỗi sự kiện Chợ phiên OCOP. Được phát sóng trực tiếp (livestream) trên TikTok Shop hàng tuần, sự kiện sẽ là cơ hội quảng bá và bán hàng trực tuyến các sản phẩm - đặc sản vùng miền do chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương sản xuất.

Thông qua dự án này, TikTok đặt mục tiêu cải thiện sinh kế của 20.000 nông dân địa phương, người dân thuộc các làng nghề thủ công và các doanh nghiệp nhỏ trải dài trên khắp 63 tỉnh thành của Việt Nam, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống địa phương và thúc đẩy du lịch trên các vùng miền.

Hy vọng, nối tiếp chiến dịch quảng bá đặc sản “Xứ sở Sen Hồng”, các sản phẩm OCOP kết hợp với du lịch trên nền tảng số, các chủ thể OCOP, doanh nghiệp nông nghiệp địa phương sẽ tiếp tục học hỏi, phát huy để làm chủ cuộc chơi về "thương mại điện tử" trong tương lai.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Mỳ chũ Lục Ngạn – Bắc Giang: Tự hào sản phẩm OCOP

Mỳ chũ Lục Ngạn – Bắc Giang: Tự hào sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Xem thêm