Chủ nhật 29/12/2024 09:38

Đồng Nai tập trung đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành kế hoạch số 202/KH-UBND hành động về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong công nghiệp tỉnh giai đoạn 2022-2030

Căn cứ Quyết định số 3529/QĐ-BCT ngày 30/12/2020 của Bộ Công Thươngban hành Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (SX&TDBV) giai đoạn 2021 – 2030. Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành kế hoạch số 202/KH-UBND hành động về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2030.

Kế hoạch hướng đến mục tiêu chính là thúc đẩy quản lý, khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên, vật liệu trong sản xuất và tiêu dùng; khuyến khích phát triển, sử dụng các nguồn tài nguyên, nhiên, vật liệu có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trên nền tảng đổi mới, sáng tạo; phát triển, phổ biến các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa, tạo công ăn việc làm ổn định, việc làm xanh; nâng cao chất lượng, cuộc sống người dân, thúc đẩy lối sống bền vững, hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Cụ thể, kế hoạch sẽ được chia thành 2 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1 từ năm 2022 – 2025: giảm từ 5 – 8% mức tiêu hao nguyên vật liệu của các ngành sản xuất như dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu – bia – nước giải khát, giấy và chế biến thủy hải sản; 70% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững; xây dựng được từ 20-30 mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại; 80% đơn vị cấp huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững.

Giai đoạn 2 thực hiện từ năm 2025 đến năm 2030, với mục tiêu trọng tâm giảm từ 7 – 10% mức tiêu hao nguyên vật liệu của các ngành sản xuất như dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu – bia – nước giải khát, giấy và chế biến thủy hải sản. Đồng thời, 100% khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững; 100% đơn vị cấp huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững.

Sản xuất xanh, bền vững (Hình minh họa)

Theo đó, để đạt được các mục tiêu đã đề ra cần hoàn thành các nhiệm vụ như: hoàn thiện chính sách pháp luật thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nhiên liệu, nguyên liệu có thể tái tạo, tái sinh; thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng; thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiệt môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững; thúc đẩy dán nhãn và chứng nhận nhãn sinh thái; đẩy mạnh phát triển thị trường bền vững, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng; đẩy mạnh mua sắm bền vững; nâng cao năng lực, tăng cường giáo dục và thực hành lối sống bền vững; thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với chất thải; đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về sản xuất và tiêu dùng bền vững; phát triển khoa học công nghệ thức đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; thúc đẩy tiếp cận và hỗ trợ tài chính xanh; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong công nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch.

Toàn bộ kế hoạch trên được giao cho Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện. Các Đoàn thể, Cơ quan Báo – Đài, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động đề xuất, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan thực hiện các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức, tham gia thực hiện các hành động về sản xuất và tiêu dùng bền vững phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao.

Phạm Kỳ
Bài viết cùng chủ đề: Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị tổng kết Cục Công nghiệp năm 2024

Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực trở lại 'đường băng' tăng trưởng

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Ứng dụng 5G vào ngành công nghiệp thông minh: Cơ hội nhiều, thách thức cũng lớn

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Kỳ vọng VEAM sẽ tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí

Luật Công nghiệp công nghệ số: Tạo động lực phát triển kinh tế số

Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Thượng tướng Phạm Hoài Nam: Công nghiệp quốc phòng phải làm chủ được công nghệ tiên tiến

Chuyên gia quốc tế nói gì về các loại pháo phòng không và xe tăng T-90SK?

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Xe đạp igus:bike làm từ nhựa tái chế đến Việt Nam trong hành trình vòng quanh thế giới

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Chuyên gia quốc tế nói gì về xe chiến đấu bộ binh XCB-01 của Việt Nam?

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An: Thành tích của Long An có đóng góp to lớn của Bộ Công Thương

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Vinachem

Làm rõ điều kiện là thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Nhiều thỏa thuận hợp tác ký kết tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024