Thứ hai 12/05/2025 19:34

Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

UBND tỉnh Đồng Nai mới ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 1 Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về phê duyệt Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, sửa đổi, bổ sung khoản 1 mục II như sau: Đối tượng bao gồm các đối tượng theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 22/2023/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2023 của UBND tỉnh về Ban hành quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công và công tác quản lý, sử dụng kinh phí khuyên công tỉnh Đồng Nai.

Chế biến trau củ quả sấy tại Công ty TNHH TMSX Thuận Hương Định Quán. Ảnh TTKCĐN

Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 mục II, ưu tiên các xã khu vực III, khu vực II, khu vực 1 thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ- TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 1 mục III, tổ chức 04 đoàn tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm trong nước; b) Tổ chức các khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp cho 1.084 học viên.

Sửa đổi, bổ sung khoản 2 mục III, hỗ trợ 33 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Sửa đổi, bổ sung điểm đ, e khoản 3 mục III, tổ chức 12 gian hàng chung tham gia hội chợ triển lãm trong nước; hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chi phí thuê 20 gian hàng tham gia hội chợ, triển lãm trong nước.

Sửa đổi, bổ sung điểm a, c khoản 7 mục III: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 700 cán bộ làm công tác khuyến công; tham gia 07 hội nghị khuyến công do Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương tổ chức.

Sửa đổi, bổ sung mục IV. Kinh phí dự kiến như sau: Tổng kinh phí thực hiện Chương trình Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Chương trình là: 34.904.502.314 đồng. Trong đó: Nguồn kinh phí khuyến công địa phương: 25.460.187.314 đồng, chiếm 72,94%; nguồn kinh phí thu hút từ các cơ sở công nghiệp nông thôn (nguồn khác) là 9.444.315.000 đồng, chiếm 27,06%. Kinh phí thực hiện Chương trình phân theo năm.

Bố trí và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước: Hàng năm, căn cứ chương trình khuyến công được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo quy định hiện hành và khả năng cân đối ngân sách cho công tác khuyến công, Sở Công Thương xây dựng kế hoạch, phối hợp Sở Tài chính lập 5 dự toán kinh phí thực hiện trình UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí thực hiện.

Đối với những đề án, nhiệm vụ khi xây dựng dự toán thực tế có phát sinh tăng kinh phí so với chương trình, Sở Công Thương trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh tăng mức kinh phí hỗ trợ nhưng không làm tăng tổng kinh phí trong chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025. Nguồn kinh phí từ những nội dung không thực hiện hoặc nội dung thực hiện không sử dụng hết kinh phí.

Theo quyết định mới, UBND tỉnh Đồng Nai bãi bỏ điểm c khoản 1, điểm a khoản 2, điểm h khoản 3, khoản 4, 5, 8 mục III. Điều 2...

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Khuyến công địa phương

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn