Chủ nhật 24/11/2024 19:17

Đồng Nai: Mở rộng kênh phân phối hàng Việt

Việc mở rộng kênh phân phối hàng Việt sẽ tạo sự hiện diện sâu và rộng hơn tại thị trường trong nước.

Phát triển tối thiểu mỗi năm thêm 3 điểm bán hàng Tự hào hàng Việt Nam

Cuối tháng 9/2024, Trung tâm Xúc tiến thương mại Đồng Nai (Sở Công Thương) đã phối hợp với các địa phương khai trương thêm 3 điểm bán hàng với tên gọi Tự hào hàng Việt Nam tại các xã Phú Thạnh (huyện Nhơn Trạch), Bảo Bình (huyện Cẩm Mỹ) và thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu).

Một điểm bán hàng Tự hào hàng Việt Nam vừa được khai trương tại xã Phú Thạnh (huyện Nhơn Trạch). (Ảnh: CTV Báo Đồng Nai)

Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương Đồng Nai), tính đến nay, toàn tỉnh đã phát triển được 37 điểm bán hàng Tự hào hàng Việt Nam. Các điểm bán hàng Tự hào hàng Việt Nam do Sở Công Thương phối hợp với các địa phương triển khai gắn liền với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trên địa bàn, góp phần đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng, nhất là ở các địa phương vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.

Đồng thời, góp phần phát triển hệ thống phân phối, xây dựng mô hình các chuỗi liên kết sản xuất - phân phối - tiêu dùng nhằm nâng cao sức mua, bình ổn thị trường và cải thiện đời sống của nhân dân tại các địa phương trong tỉnh.

Kinh phí hỗ trợ để triển khai các điểm bán hàng Tự hào hàng Việt Nam khoảng 85 triệu đồng/cửa hàng. Các cửa hàng khi được chọn làm điểm bán hàng Tự hào hàng Việt Nam sẽ được hỗ trợ chi phí mua kệ, tủ, giá trưng bày, biển hiệu Tự hào hàng Việt Nam; chi phí cải tạo tu sửa điểm bán hàng... theo quy chuẩn của Bộ Công Thương.

Ông Nguyễn Văn Lĩnh - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến thương mại Đồng Nai - cho biết, thời gian qua, các điểm bán hàng Việt Nam ngày càng có sự chuẩn bị, đầu tư về nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ. Theo báo cáo từ các điểm bán hàng Tự hào hàng Việt Nam trên toàn tỉnh, hầu hết các điểm bán hàng này đều có doanh thu tăng từ 10-20% mỗi năm. Hàng năm, trên cơ sở các cửa hàng mà các địa phương đề xuất, giới thiệu, đơn vị sẽ đánh giá, lựa chọn để phát triển tối thiểu thêm 3 điểm bán hàng Tự hào hàng Việt Nam, trong đó ưu tiên phát triển ở những địa phương vùng xa trong tỉnh.

Đa dạng giải pháp mở rộng kênh phân phối hàng Việt

Bên cạnh việc xây dựng các điểm bán hàng Tự hào hàng Việt Nam, theo Ban Chỉ đạo cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (Ban Chỉ đạo 264) tỉnh Đồng Nai, trong thời gian qua, các địa phương, sở, ngành liên quan đã tổ chức nhiều chương trình đưa hàng Việt về vùng xa như: triển khai các chuyến hàng bình ổn giá phục vụ Tết về các xã vùng xa, xây dựng các điểm bán hàng Tự hào hàng Việt Nam… Các kênh này góp phần giúp người dân ở những vùng nông thôn, những địa phương vùng xa mua sắm các sản phẩm thiết yếu với giá bình ổn, nhất là vào dịp cao điểm trước Tết Nguyên đán, cũng như mở rộng các kênh bán hàng, quảng bá hàng Việt.

Theo số liệu của Cục Thống kê Đồng Nai, ước tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) trong 9 tháng năm 2024 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 191.531,43 tỷ đồng, tăng 7,71% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng này cao hơn mục tiêu cả năm 2024, là từ 6,5-7% và cũng cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2023, khi mức tăng trưởng chỉ đạt 5,03%.

Trong tháng 9, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 18.377,56 tỷ đồng, tăng 3,4% so với tháng trước. Quý III/2024, ước đạt 53.418,6 tỷ đồng, tăng 11,93% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt khoảng 156.181 tỷ đồng, tăng 11,37% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng có mức tăng trưởng đáng kể gồm: lương thực tăng 6,91%, hàng may mặc tăng 12,4%, đồ dùng và thiết bị gia đình tăng 6,21%, vật phẩm văn hóa giáo dục tăng 11,04%, gỗ và vật liệu xây dựng tăng 21,89%, xăng dầu các loại tăng 19,91%...

Với sự vào cuộc của Ban Chỉ đạo cùng sức lan tỏa mạnh mẽ của Cuộc vận động đã góp phần củng cố niềm tin và xu hướng dùng hàng Việt trong Nhân dân, từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bình ổn giá cả thị trường..., góp phần cùng Đảng và Nhà nước kiềm chế lạm phát, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Về giải pháp trong thời gian tới, ông Vũ Đình Trung - Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai, Phó trưởng Ban Chỉ đạo 264 tỉnh Đồng Nai - nhấn mạnh, các thành viên của Ban Chỉ đạo 264 tỉnh, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' trên địa bàn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của ban vận động cấp cơ sở, mở rộng thêm các điểm bán hàng Việt, các chuyến hàng Việt về nông thôn… để phục vụ nhu cầu của người dân, cũng như tăng cường các kênh quảng bá hàng Việt, sản phẩm thế mạnh của địa phương.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt