Thứ năm 28/11/2024 11:47

Đòn bẩy từ xúc tiến thương mại trực tuyến

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc chuyển đổi từ xúc tiến thương mại (XTTM) truyền thống sang XTTM trực tuyến đã và đang là giải pháp được cả cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp (DN) tích cực triển khai nhằm kết nối, mở rộng thị trường.

Tăng khả năng tìm kiếm khách hàng

Theo ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), ưu điểm vượt trội của kênh XTTM trực tuyến là rút ngắn khoảng cách giữa các đối tác, khách hàng và DN. DN có thể tiếp thị toàn cầu, truy cập lấy thông tin cũng như giao dịch với khách hàng 24/7. Đặc biệt, XTTM trực tuyến chi phí chỉ bằng 1/10 so với XTTM trực tiếp nhưng đem lại hiệu quả gấp nhiều lần.

Trong năm 2020, Bộ Công Thương đã tổ chức hơn 500 hội nghị XTTM quốc tế bằng hình thức trực tuyến. Kết quả, có hơn 1 triệu phiên giao thương trực tuyến được thực hiện, hàng trăm nghìn DN Việt Nam được hỗ trợ XTTM với các đối tác nước ngoài. Hình thức XTTM mới này đã giúp DN xuất khẩu tiết kiệm chi phí mà vẫn phát triển tốt quan hệ với đối tác nước ngoài, bao gồm 55 thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, hiện các hình thức xúc tiến hiện đại còn hạn chế; quy mô hoạt động còn nhỏ so với các nước trong khu vực. Hoạt động XTTM chưa có sự liên kết thành một hệ sinh thái giữa DN xuất khẩu, hiệp hội ngành hàng, tổ chức XTTM với nhà cung cấp dịch vụ chuyên ngành. Nếu khắc phục những hạn chế này thì hiệu quả mang lại sẽ lớn hơn rất nhiều.

Cũng theo các chuyên gia, hiện hầu hết các hoạt động này mới chỉ tập trung xúc tiến quảng bá thương hiệu hàng hóa Việt Nam ra thế giới, trong khi đây là cách thức tìm kiếm bạn hàng, thực hiện giao dịch kinh doanh hiệu quả, với khả năng lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp đang đánh mất nhiều cơ hội xuất khẩu trực tuyến, phát triển quy mô.

XTTM trực tuyến giúp DN có thể tiếp cận, giao dịch với khách hàng 24/7

Đẩy mạnh chuyển đổi số

Đánh giá về cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp trong nước, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho biết, trước đây, hoạt động xuất nhập khẩu nói chung chỉ dành cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, tiềm lực kinh tế tài chính cao. Họ gần như trở thành những “ông lớn” nhờ xuất nhập khẩu và ngược lại nhờ xuất nhập khẩu họ thống trị nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Ngày nay, thương mại điện tử xuyên biên giới đã thay đổi hoàn toàn chiều hướng này. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có cơ hội bình đẳng vươn tới thương mại toàn cầu.

Tuy vậy, để thực sự vươn ra được “biển lớn” các DN cần trang bị đầy đủ những điều kiện cần và đủ. Theo đó, DN cần có sản phẩm đủ khả năng, tiềm năng xuất khẩu với giá thành cạnh tranh; có nhân sự chuyên trách và gian hàng quảng bá chuyên nghiệp; tích cực nâng cao thứ hạng gian hàng, tăng khả năng quảng bá sản phẩm. Đặc biệt, do tính cạnh tranh trong thương mại điện tử rất khốc liệt nên DN cần số hóa tất cả điểm tiếp xúc để tương tác với người mua hàng, qua đó hỗ trợ tốt cho các khâu từ marketing đến bán hàng, chăm sóc khách hàng...

Bên cạnh sự nỗ lực tự thân của DN, theo nhiều chuyên gia khuyến nghị, thời gian tới vẫn cần sự đồng hành sát sao hơn nữa của cơ quan quản lý nhà nước, nhất là ở góc độ tài chính nhằm giúp DN thành công hơn trong XTTM trực tuyến, tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa khi hội nhập kinh tế sâu rộng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Năm 2021, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm tạo hành lang pháp lý phù hợp và thuận lợi để các tổ chức, DN trong nước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động XTTM, quảng bá thương hiệu thông qua môi trường kỹ thuật số.

Đỗ Nga

Tin cùng chuyên mục

Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Khai mạc Triển lãm SFS 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần