Độc đáo nét đẹp nhà sàn người Mường ở xứ Thanh

Qua nhiều thế kỷ, người dân tộc Mường vẫn giữ nguyên nét bình dị trong kiến trúc xây cất nhà sàn cổ, chứa đựng những vẻ đẹp độc đáo trong cộng đồng xã hội.

Thanh Hóa là tỉnh có dân số đông, với nhiều đồng báo dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi như: Thạch Thành, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Cẩm Thuỷ, Bá Thước. Đồng bào dân tộc Mường có một nền văn hoá truyền thống vô cùng đặc sắc và độc đáo. Trong những nét đẹp văn hóa của người Mường ở xứ Thanh thì nhà sàn đã trở thành niềm tự hào của bao thế hệ người Mường, giống như bảo tàng cổ về đời sống của họ.

Với người Mường, ngôi nhà sàn là một tài sản lớn, nơi để họ hướng về tổ tiên, cội nguồn. Nên họ rất thận trọng khi chọn đất, chọn hướng, cho tới cách bố trí những đồ vật trong nhà. Người Mường quan niệm, làm nhà đúng hướng sẽ đem lại tài lộc, may mắn đến với gia đình, cũng như sẽ đón nhận được tiết trời trong lành và tiện cho việc sinh hoạt, đời đời no ấm.

Độc đáo nét đẹp nhà sàn người Mường ở xứ Thanh
Ngôi nhà sàn cổ của người Mường sống trên địa bàn huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Bà Lê Thị Hương, Trưởng phòng văn hóa và Thông tin huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa giải thích: Nhà sàn không đơn giản chỉ là chỗ ở, mà còn là sự biểu hiện của lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng của đồng bào Mường. Kiến trúc giản dị song lại lưu giữ trong lòng nó một giá trị lịch sử đặc sắc. Tính chất cổ xưa của nhà sàn Mường biểu hiện chính ở sự giản dị này cũng như biểu hiện ở kết cấu kỹ thuật và kiểu dáng của ngôi nhà. Nhà sàn Mường là sự tiếp nối kiểu kiến trúc nhà sàn vốn có của người Việt cổ, còn người Việt (Kinh) do điều kiện sinh hoạt ở vùng đồng bằng nên đã chuyển dần từ nhà sàn sang nhà đất. Điều đáng lưu ý là tuy chuyển sang làm nhà đất, song tên gọi các bộ phận chính trong ngôi nhà vẫn được lưu giữ, chẳng hạn cột cái, cột con, vì kèo, đòn nóc, đòn tay, rui mè...

Cũng theo bà Hương, hiện nay trên địa bàn huyện Thạch Thành có xã Thạch Lâm còn gìn giữ nhiều nhất, với hơn 400 nhà sàn của đồng bào các dân tộc Mường. Ở một số thôn như: thôn Đăng, thôn Thượng, thôn Nghéo gần như 100% là nhà sàn.

Hiện có một số ngôi nhà sàn có tuổi thọ lâu đời gần 100 năm như nhà sàn của gia đình ông Nguyễn Văn Đùng, ông Nguyễn Ngọc Hiêm tại thôn Đồi.

Trong ba làng người Mường còn giữ lại được nét kiến trúc độc đáo xưa, thôn Đăng Thượng là nơi lưu giữ nhiều nhà sàn cổ nhất. Hầu hết các hộ trong làng đều sinh sống trong những ngôi nhà do cha ông để lại với tuổi thọ trung bình 70 - 80 năm. Theo lời kể của nhiều người dân tộc Mường có thâm niên xây nhà sàn, để xây dựng một ngôi nhà sàn theo kiểu ngày xưa phải mất từ hai đến ba năm và phải chọn được gỗ lim loại một làm cột trụ, nên hiện nay mọi người thường dựng nhà theo kiểu mới. Giá trị mỗi ngôi nhà sàn từ 80 - 150 triệu đồng.

Nhà sàn người Mường xây dựng theo 4 kiểu chính gồm có kiểu chôn cột, kiểu đặt thêm nhiều trụ và xà ngang trong nhà, kiểu thêm nhiều khóa giang và đòn bẩy, kiểu không có đốc hai bên nhà. Hiện cả xã có 7 ngôi nhà cổ có tuổi trên 200 năm được dựng theo lối kiến trúc Mường xưa là chôn cột làm trụ đỡ. Hầu hết nhà sàn ở đây được dựng theo kiểu hình mai rùa với ba khoang chính (trong, ngoài và giữa), độ cao trong mỗi nhà sàn tương đối cao nên khá mát mẻ. Nhà sàn cổ ở đây nằm đan xen nhau trên những thửa ruộng mới.

Độc đáo nét đẹp nhà sàn người Mường ở xứ Thanh
Ngôi nhà sàn mới xây hiện đại của người Mường huyện Thạch Thành, nhưng vẫn giữ nguyên nét truyền thống của người dân tộc nơi đây

Trong nhà chia làm hai phần theo chiều ngang. Bên ngoài là nơi thờ tổ tiên với tiếp khách nam giới, bên trong là bếp, cũng là nơi sinh hoạt của phụ nữ. Nhà Mường còn ước định phân chia theo chiều dọc thành các phần bên trên và bên dưới. Theo quan niệm, những người lớn tuổi hay khách quan trọng được ngồi bên trên gần bàn thờ tổ tiên. Những thành phần có vị thế thấp hơn ngồi bên dưới gần cầu thang chính.

Một nét văn hóa độc đáo và quan trọng nhất trong một ngôi nhà sàn của người Mường chính là bếp lửa. Với họ, bếp không chỉ là nơi để nấu ăn đơn thuần, mà còn là nơi để mọi thành viên trong gia đình ngồi tâm tình, chia sẻ những chuyện thường ngày. Khách đến nhà chơi cũng được gia chủ thân tình tiếp chuyện bên bếp lửa. Trong những ngày đông giá rét, mâm cơm thường được dọn ngay cạnh bếp lửa để ông bà, con cháu cùng ngồi quây quần sưởi ấm, trò chuyện. Có thể nói, bếp lửa được xem là linh hồn chính trong ngôi nhà sàn của người Mường ở xứ Thanh.

Trải qua nhiều thế kỷ, cuộc sống người dân tộc Mường ở xứ Thanh đã có nhiều thay đổi tiến bộ hơn với cuộc sống thực tế hiện nay, nhưng những nét văn hóa độc đáo vẫn được người Mường lưu giữ qua nhiều thế hệ. Điều này đã minh chứng rõ nét về sức sống lâu bền của nền văn hoá dân tộc Mường, là kho báu văn hóa quý giá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Giữ hồn gốm Bàu Trúc

Giữ hồn gốm Bàu Trúc

Khám phá, trải nghiệm “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Khám phá, trải nghiệm “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Độc đáo Tết dân tộc Khơ Mú ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Độc đáo Tết dân tộc Khơ Mú ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Sơn La: Chuyện về bác sĩ quân y 30 năm khám bệnh miễn phí cho bà con vùng biên

Sơn La: Chuyện về bác sĩ quân y 30 năm khám bệnh miễn phí cho bà con vùng biên

Xem thêm