Phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi gắn với xây dựng nông thôn mới

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm vực dậy và từng bước phát triển địa bàn khó khăn này.
Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc thiểu số Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021 - 2030: Đề xuất cơ chế điều phối

Gắn với mục tiêu nâng cao các tiêu chí nông thôn mới

Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số với trên 14 triệu người, trên 3,3 triệu hộ (chiếm 14,7% dân số cả nước), cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố. Do địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng kém nhất cả nước, xuất phát điểm rất thấp; chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa lớn nên rất khó khăn để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nhiều mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất triển khai có hiệu quả đã giúp nâng cao đời sống của người đồng bào dân tộc
Nhiều mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất triển khai có hiệu quả đã giúp nâng cao đời sống của người đồng bào dân tộc

Hiện nay, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang là “lõi nghèo của cả nước”. Cụ thể, thu nhập bình quân của hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực; tỷ lệ dân số dân tộc thiểu số chiếm 14,7% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 60% tổng số hộ nghèo của cả nước. Một số nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo đang ở mức rất cao như: Ơ Đu, Co, Khơ Mú, Xinh Mun, La Ha, Kháng, Mông và Xơ Đăng...

Thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong đó, giai đoạn I được triển khai từ năm 2021 - 2025 (Chương trình).

Với 10 dự án, 14 tiểu dự án, 36 nội dung và 158 hoạt động, Chương trình bao quát hầu hết các ngành, lĩnh vực trong đó mỗi dự án, tiểu dự án, nội dung, hoạt động đều gắn liền với mục tiêu nâng cao các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Cụ thể, về vấn đề Quy hoạch (Tiêu chí số 1), nhiệm vụ quy hoạch trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được đưa vào nội dung của Chương trình, trong đó tập trung vào 02 nội dung có liên quan trực tiếp đến công tác quy hoạch trên địa bàn: Sắp xếp, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết thuộc Dự án 2; Quy hoạch phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và vùng dược liệu thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3.

Về hạ tầng kinh tế - xã hội (Tiêu chí số 2 - 9), nhiệm vụ phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội là một nhiệm vụ cơ bản và trong tâm của Chương trình nhằm cải thiện rõ nét bộ mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi thông qua đầu tư xây dựng các công trình phục vụ đời sống và sinh hoạt của người dân như: Hỗ trợ đất ở và nhà ở thuộc Dự án 1; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh thuộc Tiểu dự án 1 Dự án 4 và Tiểu dự án 1 Dự án 9; hỗ trợ xây dựng, duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 10…

Xóa khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân giữa miền núi và đồng bằng

Về kinh tế và tổ chức sản xuất (Tiêu chí 10 - 13), đi đôi với nhiệm vụ nâng cấp, cải thiện và hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở, nhiệm vụ ổn định tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho đồng bào cũng được chú trọng và đưa vào nội dung của Chương trình.

Điểm mới trong hoạt động tổ chức sản xuất của Chương trình chính là thay vì hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ có điều kiện cho đồng bào, Chương trình tập trung chủ yếu đến việc nghiên cứu và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thành lập vùng nguyên liệu nhằm khai thác tiềm năng lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững; đồng thời thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương; tạo việc làm và thu nhập ổn định kết hợp với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tri thức truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số (Tiểu dự án 2 Dự án 3).

Đồng thời, với mục tiêu nâng cao chất lượng và chuyển dịch cơ cấu lao động, Chương trình cũng đưa nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Tiểu dự án 3, Dự án 5) để đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế phi nông nghiệp,

Về văn hóa - xã hội - môi trường (Tiêu chí 14 -17), Chương trình cũng đã có thiết kế riêng dự án đối với phát triển giáo dục (Dự án 5), phát triển văn hoá (Dự án 6) và phát triển hệ thống y tế cơ sở (Tiểu dự án 1 Dự án 4 và Dự án 7) vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó tập trung vào các nội dung như: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xoá mù chữ, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xoá mù chữ; Hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng;…

Để đảm bảo các vấn đề về môi trường, các hoạt động của Chương trình cũng tập trung hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 236.700 hộ; hỗ trợ xây dựng hơn 800 công trình nước sinh hoạt tập trung với hơn 32.200 hộ thụ hưởng (Dự án 1); hỗ trợ kinh phí cải tạo cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải (Nội dung số 2, Tiểu dự án 2, Dự án 3); Đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng thí điểm 04 nhà hỏa táng điện cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận (Tiểu dự án 1 Dự án 4).

Với thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ cũng như đặc thù về địa bàn, nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng và an ninh vùng dân tộc thiểu số và miền núi cũng được xác định thông qua các nội dung, hoạt động cụ thể của Chương trình.

Có thể nhận thấy các nội dung, hoạt động của Chương trình luôn bám sát và nhằm nâng cao các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Việc triển khai hiệu quả Chương trình chính là thiết lập nền tảng cơ bản, đồng bộ, từng bước tạo điều kiện giúp các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hoàn thiện các tiêu chí để ổn định, phát triển và xây dựng các xã, thôn nông thôn mới một cách bền vững.

Đến thời điểm này, nguồn lực của Chương trình đã được phân bổ. Ủy ban Dân tộc đề nghị các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương chung sức, đẩy nhanh tiến độ triển khai các nội dung, hoạt động của Chương trình, trong đó tập trung đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, truyền thông; thí điểm và đẩy mạnh triển khai các mô hình phát triển sản xuất hiệu quả; sớm hoàn thiện và đưa các công trình hạ tầng vào khai thác, sử dụng, tạo điều kiện để thay đổi nhận thức, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao thu nhập cho đồng bào ngay từ năm đầu triển khai Chương trình.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tin cùng chuyên mục

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp từ chính sách đến hành động nhằm tạo dựng thị trường cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Cùng với trái nhãn đã làm nên thương hiệu, sản phẩm long nhãn Sơn La cũng là một sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, làm đa dạng sản phẩm địa phương.
Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Được mệnh danh là “vàng xanh” của vùng đất khó Hà Giang, chè Shan tuyết đang giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao thu nhập, giảm nghèo.
Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Để phát triển bền vững, việc xây dựng thương hiệu và tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm mật ong được tỉnh Cao Bằng xác định là việc vô cùng cấp thiết.
Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng… phụ nữ Cơ Tu tại tỉnh Quảng Nam, Huế dần tận dụng mạng xã hội thành kênh quảng bá, tiêu thụ nông đặc sản miền núi hiệu quả.
Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Quảng bá để tăng hiệu quả tiêu thụ là giải pháp Đắk Lắk triển khai nhằm nâng cao giá trị cho nông sản của bà con vùng dân tộc thiểu số địa phương.
Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Là tinh hoa của núi rừng, hương hồi Bình Liêu từ chợ vùng cao đã vươn xa lên nhiều kệ hàng thành phố, đến với người tiêu dùng cả nước.
Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Là tỉnh miền núi phía Bắc với hơn 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số Yên Bái đã không ngừng nỗ lực trong việc hỗ trợ bà con sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Tự hào với những vùng chè cổ thụ trăm năm tuổi, chè Shanam từ Tà Xùa mang những điểm đặc biệt, kết tụ tinh hoa từ thiên nhiên và bàn tay đồng bào Mông Sơn La.
Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Du lịch cộng đồng hiện nay không chỉ đơn thuần là khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hoá mà còn là kênh thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng dân tộc thiểu số bền vững.
Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Thương hiệu cà phê Bích Thao – hạt cà phê Arabica Sơn La đã trở thành một trong những thương hiệu rạng danh thị trường thế giới.
Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu nông sản; đầu tư cải tạo và xây mới chợ… Đó là những giải pháp Cao Bằng triển khai nhằm tiêu thụ nông sản.
Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Gắn phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc với phát triển du lịch là giải pháp Thái Nguyên triển khai nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Tự hào là vùng đất cho ra loại cà phê ngon nhất thế giới, từ chỗ xuất thô, hiện nay, cà phê Tây Nguyên ngày càng được nâng tầm thương hiệu, khẳng định vị thế.
Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo được bà con khu vực miền núi Lai Châu trồng và quảng bá sản phẩm đang phát huy hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.
Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Lên nông thôn mới, nhưng người dân xã Tabhing (huyện Nam Giang, Quảng Nam) lại có nhiều tâm tư, vướng mắc.
‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

Những cây chè cổ thụ trên đỉnh non ngàn được ví như “vàng xanh” của bà con đồng bào dân tộc thiểu số nhờ những giá trị quý giá hiếm sản phẩm nào có được.
Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số trên các sàn thương mại điện tử đang được tỉnh Yên Bái tích cực triển khai.
Mobile VerionPhiên bản di động