Chủ nhật 22/12/2024 19:25

Doanh thu vải thiều Bắc Giang đạt trên 6.780 tỷ đồng

Mùa vải thiều Bắc Giang năm 2022 đã kết thúc với tổng sản lượng và doanh thu các dịch vụ phụ trợ đạt hơn 6.780 tỷ đồng, tương đương với năm 2021.

Tính đến ngày 20/7, Bắc Giang đã kết thúc mùa vụ vải thiềunăm 2022. Giá vải bình quân chung cả vụ đạt 22.100 đồng/kg. Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ đạt hơn 6.780 tỷ đồng, tương đương năm 2021. Trong đó, riêng doanh thu từ vải thiều đạt hơn 4.410 tỷ đồng, còn lại là doanh thu từ dịch vụ phụ trợ.

Mùa vải thiều tỉnh Bắc Giang năm 2202 đã kết thúc với tổng sản lượng và doanh thu các dịch vụ phụ trợ đạt hơn 6.780 tỷ đồng

Theo thống kê của Sở Công Thương Bắc Giang, diện tích vải thiều toàn tỉnh năm 2022 đạt 28.300 ha, tổng sản lượng vải thiều đạt hơn 199.500 tấn, giảm hơn 16.200 tấn so với năm 2021 nhưng cao hơn dự kiến gần 20.000 tấn.

Trong đó, vải sớm đạt hơn 61.000 tấn, tăng hơn 2.200 tấn so với năm 2021; vải chính vụ đạt hơn 138.500 tấn, giảm hơn 18.500 tấn. Sản lượng vải thiều xuất khẩu đạt khoảng 80.000 tấn, chiếm hơn 38% tổng sản lượng.

Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 116 triệu USD, đạt 94% trong đó, kim ngạch xuất khẩu từ vải thiều đạt 75,4 triệu USD, còn lại là kim ngạch xuất khẩu từ dịch vụ phụ trợ.

Cũng theo báo Bắc Giang, vải thiều ngày càng chiếm lĩnh ở thị trường cao cấp, khó tính. Đơn cử, năm nay, hơn 50 tấn được tiêu thụ tại Mỹ (năm 2021 là 5 tấn); Nhật Bản, EU, Hàn Quốc... hơn 100 tấn, tăng gấp đôi so với vụ trước.

Đặc biệt, vải thiều năm nay được các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu đến các thị trường mới như khu vực Trung Đông, Campuchia.

Riêng tại thị trường truyền thống Trung Quốc, bình quân mỗi ngày có 120-150 xe vải thiều sang Trung Quốc, chiếm khoảng 70% tổng số xe nông sản xuất khẩu. Ước tính, toàn tỉnh xuất khẩu hơn 80.000 tấn vải thiều sang Trung Quốc, tăng gần gấp đôi so với kịch bản tiêu thụ.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024