Thứ năm 19/12/2024 09:03

Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý về quy định xuất xứ hàng hóa mới của Ấn Độ

Ngày 6/4/2022 vừa qua, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp cùng với Phòng Thương mại và Công nghiệp các doanh nghiệp nhập khẩu Ấn Độ (IICCI) tổ chức hội thảo với chủ đề “Thủ tục kiểm tra xuất xứ hàng hoá đối với hàng nhập khẩu theo quy định của Ấn Độ”.

Chương trình có sự tham dự của ông Bùi Trung Thướng - Tham tán Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, ông T.K.Pandey - Giám đốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp các doanh nghiệp nhập khẩu Ấn Độ; ông Yogesh Gaba chuyên gia về Thuế hàng hóa và Dịch vụ (GST), Luật Hải quan, Chính sách Ngoại thương (FTP) và Đặc khu Kinh tế, và nhiều đại diện các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ.

Phát biểu khai mạc, ông Pandey chỉ ra rằng, thị trường Ấn Độ đang mở cửa mạnh mẽ với việc Ấn Độ vừa ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với UAE và trong năm 2022 có thể ký với một số quốc gia khác như Anh, EU, Canada, cộng đồng các nước vùng vịnh. Dòng hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ đã tăng lên nhiều trong những năm qua. Do đó, để kiểm soát chất lượng hàng hóa và đảm bảo sự công bằng trên thị trường, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành Quy tắc Hải quan (Quản lý Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Thương mại - CAROTAR năm 2020).

Ông Yogesh Gaba - chuyên gia về Thuế hàng hóa và dịch vụ chia sẻ thông tin tại hội thảo

Tại Hội thảo, ông Yogesh Gaba đã trình bày những quy định, điều khoản chính của CAROTAR 2020. Để nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Ấn Độ, các công ty nhập khẩu ở Ấn Độ phải cung cấp thông tin chi tiết về quốc gia xuất xứ (COO) cho các cơ quan chức năng của Ấn Độ để tiến hành thủ tục xác minh khi cần thiết. CAROTAR cũng yêu cầu nhà xuất khẩu đảm bảo đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định như yêu cầu về tỷ lệ gia công, nội địa hóa sản phẩm tại nước xuất khẩu phải đáp ứng được yêu cầu từ 35% trở lên, doanh nghiệp nhập khẩu cũng phải thực hiện thẩm định cơ bản trước khi nhập khẩu hàng hóa đó.

Trường hợp chưa hoàn thành thủ tục xác minh, doanh nghiệp nhập khẩu muốn thông qua lô hàng thì sẽ phải đặt một khoản tiền bảo lãnh bằng chênh lệch giữa thuế thông thường và thuế ưu đãi.

Theo Quy tắc 3, CAROTAR 2020, để được hưởng mức thuế suất ưu đãi theo hiệp định thương mại, tại thời điểm nộp đơn xin nhập khẩu, nhà nhập khẩu hoặc đại lý phải (a) kê khai, ghi rõ trên vận đơn và tờ khai nhập khẩu (Bill of Entry) về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa (b) ghi rõ trong hóa đơn nhập cảnh thông báo thuế quan tương ứng đối với từng mặt hàng; (c) xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ đối với từng mặt hàng được yêu cầu thuế suất ưu đãi; và (d) nhập chi tiết chứng nhận xuất xứ vào vận đơn.

Ông Yogesh cũng lưu ý trong trường hợp nếu Chứng nhận về xuất xứ (COO) không được xuất trình tại làm tờ khai hải quan (Bill of Entry) thì ưu đãi thuế quan sẽ không được áp dụng tại thời điểm đó. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu có thể bổ sung COO trong khoảng thời gian nhất định để được hưởng thuế suất ưu đãi. Bên cạnh đó, ông Yogesh nhấn mạnh những yêu cầu về COO hết sức nghiêm ngặt, ví dụ, nếu trong lô hàng có 15 loại sản phẩm, nhưng chỉ 1 loại sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về COO thì toàn bộ 14 sản phẩm còn lại cũng đều không được chấp thuận.

Ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ

Chương trình hội thảo đã diễn ra sôi nổi với sự tham gia thảo luận giữa diễn giả và những người tham dự. Nhằm mục tiêu mang lại những hiệu quả thiết thực và đáp ứng được những nhu cầu và mong muốn của các doanh nghiệp trong các chương trình kế tiếp, ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ đề nghị doanh nghiệp Việt Nam gửi những đề nghị cụ thể, trên cơ sở đó Thương vụ sẽ làm việc với các chuyên gia, đối tác Ấn Độ để tổ chức những chương trình phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu từ phía các doanh nghiệp.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Khai mạc Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tại Hải Phòng

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Hàng nghìn người 'săn' hàng hiệu giá rẻ ở thành phố Vũng Tàu

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024