Thứ ba 19/11/2024 04:21

Doanh nghiệp Việt cam kết kiểm dịch động thực vật trong Hiệp định RCEP

Trước xu hướng tiêu dùng thay đổi ở các thị trường, doanh nghiệp Việt cần cập nhật cam kết về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật trong Hiệp định RCEP.

Ngay sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực, các nước thành viên sẽ có nhiều cơ hội mới khi tham gia vào thị trường thương mại, đầu tư rộng lớn hơn.

Đối với Việt Nam, RCEP sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Hiệp định RCEP có 20 chương và các phụ lục, bao gồm các quy định và cam kết cụ thể các chương về: Tự do hóa thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, phòng vệ thương mại, thương mại dịch vụ, di chuyển thể nhân, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, cạnh tranh, doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Theo Văn phòng SPS Việt Nam, hàng tháng, đơn vị này nhận được khoảng 100 các thông báo, dự thảo về thay đổi các biện pháp SPS từ các nước với nội dung về thay đổi về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, về đối tượng kiểm dịch, quy định vật liệu tiếp xúc với sản phẩm… Việc cập nhật và phổ biến các quy định về SPS đối với các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân là đặc biệt quan trọng.

Quy định SPS là quy định bắt buộc áp dụng, nếu vi phạm, sẽ bị đối tác nhập khẩu cảnh báo vi phạm. Việc này sẽ gây ảnh hưởng, thiệt hại cho doanh nghiệp và đặc biệt là ảnh hưởng đến cả ngành hàng và thương hiệu nông sản của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thị trường Trung Quốc là một trong những thị trường trọng điểm về xuất khẩu nông sản của Việt Nam, gần đây Trung Quốc đã ban hành các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật đối với từng ngành hàng.

Trung Quốc là một trong những thị trường trọng điểm về xuất khẩu nông sản của Việt Nam - Ảnh: VCCI

Theo ông Nam, để nâng cao chất lượng hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam, đảm bảo an toàn khi xuất khẩu, việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, việc cập nhật và hướng dẫn các quy định của thị trường là rất cần thiết. Trong đó, việc cập nhật và phổ biến các quy định về SPS đối với các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân là đặc biệt quan trọng, vì quy định SPS là quy định bắt buộc áp dụng, nếu vi phạm, sẽ bị đối tác nhập khẩu cảnh báo vi phạm. Việc này sẽ gây ảnh hưởng, thiệt hại cho doanh nghiệp và đặc biệt là ảnh hưởng đến cả ngành hàng và thương hiệu nông sản của Việt Nam trên trường quốc tế.

Từ kinh nghiệm thực tế, ông Lò Xuân Quyết - Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hàng Châu (Trung Quốc) - cho biết, Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có số lượng hàng hóa nông sản, thực phẩm bị cảnh báo nhiều nhất. Nhóm hàng bị cảnh báo nhiều nhất gồm thủy sản, nước trái cây (chưa tính cà phê, sản phẩm sữa), bánh các loại.

Về xu hướng của thị trường Trung Quốc trong thời gian tới, ông Quyết cho rằng, trong khi nhiều nước suy thoái thì Trung Quốc đang có chính sách lấy tiêu dùng nội địa là động lực để phát triển kinh tế, lấy tiêu dùng trong nước bù đắp cho xuất khẩu. Xu hướng tiêu dùng của người Trung Quốc, nhất là người tiêu dùng đô thị đang ngày càng quan tâm đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe, chất lượng cao và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Bên cạnh đó, hiện thị trường Trung Quốc đang có xu hướng quy chuẩn hóa các quy định và hệ thống quản lý, giám sát về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trước bối cảnh này, các chuyên gia khuyến nghị với doanh nghiệp Việt Nam cần phát huy lợi thế vị trí địa lý; giá thành sản xuất, vận tải; các sản phẩm nhiệt đới… để khai thác và đáp ứng tối đa tiềm năng, nhu cầu lớn của thị trường Trung Quốc.

Song song với đó, tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, tiêu chuẩn nước nhập khẩu và tăng cường quản lý, giám sát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Các doanh nghiệp Việt cần phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của nước nhập khẩu... Sẵn sàng cạnh tranh với hàng hóa nông sản, thực phẩm của các nước cùng tham gia xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Hiệp định RCEP được đánh giá là một hiệp định thương mại “khổng lồ”, đại diện cho một trong những khối thương mại tự do lớn nhất thế giới. Các quốc gia thành viên chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội, dân số và khối lượng thương mại toàn cầu. Tới năm 2030, RCEP sẽ làm tăng thu nhập của toàn khu vực khoảng 0,6%, tương đương với tăng thêm mỗi năm 245 tỷ USD và tạo thêm 2,8 triệu việc làm.

Đối với Việt Nam, các nghiên cứu chỉ ra Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều từ RCEP. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới năm 2022 dự báo, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 4,9% và xuất khẩu tăng ở mức 11,4% tới năm 2030.

Việt Nam đã và đang tham gia 19 Hiệp định thương mại song phương, đa phương, trong đó có 16 hiệp định đã ký kết chính thức và 3 hiệp định đang tiến hành đàm phán. Nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các cam kết bắt buộc áp dụng quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) mà Việt Nam phải tuân thủ để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định RCEP

Tin cùng chuyên mục

Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Lâm Đồng: Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế

Miền Trung - Tây Nguyên tăng cường thực thi các hiệp định thương mại tự do

Các FTA đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường lớn trên thế giới

5 nút thắt của ngành da giày trong tận dụng hiệu quả các FTA

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày

Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA: Thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Áo mà không cần 'bước đệm' nước thứ ba