Thứ năm 21/11/2024 21:55

Doanh nghiệp cơ khí Đà Nẵng hướng tới phát triển xanh, hiện đại, minh bạch

Để tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp cơ khí Đà Nẵng cần quan tâm các tiêu chuẩn xanh, tạo ra các sản phẩm hợp chuẩn (xanh, hiện đại, minh bạch).

Chiều 30/9, tại TP. Đà Nẵng, Hội cơ khí thành phố (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Đà Nẵng) tổ chức Hội thảo “Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển sản xuất hợp chuẩn (xanh, hiện đại, minh bạch) để tăng cơ hội liên kết hội nhập phát triển”.

Hội thảo nhằm nâng cao kiến thức, vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước trong nghiên cứu liên kết, đổi mới ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần vào sản xuất thúc đẩy phát triển ngành cơ khí hợp chuẩn (xanh, hiện đại, minh bạch) để tăng cường liên kết hội nhập quốc tế, hỗ trợ ngành cơ khí chủ động tham gia sâu vào chuỗi giá trị, sản xuất công nghiệp thế giới.

Các doanh nghiệp cơ khí Đà Nẵng thảo luận về các tiêu chuẩn xanh, tạo ra các sản phẩm hợp chuẩn (xanh, hiện đại, minh bạch)

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Đình Phúc – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Đà Nẵng cho biết: Chiến lược phát triển kinh tế của Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2050, đặt mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung, với ba trụ cột chính: Công nghiệp công nghệ cao, du lịch, và kinh tế biển. Trong chiến lược phát triển này, công nghiệp cơ khí đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự phát triển công nghiệp công nghệ cao và xây dựng hạ tầng đô thị hiện đại, hỗ trợ sự phát triển của các ngành kinh tế khác

Trong bối cảnh hiện nay, ngành cơ khí Việt Nam nói chung và ngành cơ khí của Đà Nẵng nói riêng đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ. Thị trường quốc tế và trong nước đòi hỏi sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn có yêu cầu khắt khe, các yêu cầu liên quan tới việc xanh hoá trong hoạt động sản xuất, cũng như bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Để tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp ngành cơ khí Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng còn cần quan tâm đến các tiêu chuẩn xanh, cần tạo ra được các sản phẩm hợp chuẩn (xanh, hiện đại, minh bạch) để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Ông Nguyễn Đình Phúc – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Đà Nẵng

“Hội thảo về phát triển sản xuất hợp chuẩn (xanh, hiện đại, minh bạch) góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp cơ khí TP. Đà Nẵng cũng như các doanh nghiệp sản xuất nắm bắt, chủ động có kế hoạch chuyển đổi xanh. Bên cạnh đó, phân công, liên kết để sản xuất ra những sản phẩm cung ứng đủ sức cạnh tranh trong cả nước và vươn ra thế giới”, ông Nguyễn Đình Phúc nói.

Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi các nội dung chính gồm: Vai trò của hội cơ khí trong hoạt động nghiên cứu phát triển sản xuất hợp chuẩn để tăng cơ hội liên kết hội nhập quốc tế; vai trò và vị trí ngành công nghiệp cơ khí Đà Nẵng trong chiến lược phát triển thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các chính sách hỗ trợ về đổi mới khoa học công nghệ của Đà Nẵng để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh; toàn cầu hóa quá trình sản xuất, thách thức cạnh tranh quốc tế và cơ hội hội nhập với sản phẩm đạt chuẩn; đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất cơ khí hợp chuẩn trong các trường Đại học; đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bà Trần Thị Thùy Dương – Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ TP. Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, ngành công nghiệp cơ khí đã có những đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Nhiều doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn thành phố đã mạnh dạn đầu tư công nghệ và đổi mới quy trình quản lý để cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh.

Trong đó, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ cho 15 doanh nhiệp cơ khí thành phố đổi mới công nghệ với tổng kinh phí hơn 4,84 tỷ đồng.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: ngành cơ khí

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Bài 4

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 3

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 2

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 1

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu