Thứ tư 23/04/2025 11:50

Đoàn cứu hộ Việt Nam chi viện Myanmar: Thắp sáng tình hữu nghị

Kế thừa lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết quốc tế, đoàn cứu hộ đến Myanmar đang là biểu tượng về lòng nhân ái của con người Việt Nam.

Những sứ mệnh nhân đạo trên toàn cầu

Hôm nay, ngày 30/3, hơn 100 quân nhân và cảnh sát Việt Nam đã lên đường sang Myanmar tham gia cứu trợ thảm họa động đất.

Theo kế hoạch, đoàn cứu hộ Việt Nam sẽ làm việc tại Myanmar trong khoảng 10 ngày, tập trung vào công tác tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ y tế và khắc phục hậu quả thảm họa. Đoàn cũng mang theo khoảng 10 tấn trang thiết bị cứu hộ, thuốc men, vật dụng y tế, thực phẩm cùng các phương tiện hỗ trợ tìm kiếm và cứu nạn.

Xe chở nhu yếu phẩm và thiết bị y tế tới Myanmar tại trụ sở Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) sáng 30/3. Ảnh: Xaydungchinhsach.chinhphu.vn

Sự kiện này đánh dấu lần thứ 2 Việt Nam cử đoàn cứu hộ hỗ trợ bạn bè quốc tế trong nghịch cảnh thiên tai. Trước đó, một đoàn Việt Nam đã từng tới Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2023, sau trận động đất 7,8 độ richter khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.

Chính nghĩa cử cao cả này đã được bạn bè quốc tế đánh giá cao, đặc biệt là về phía Thổ Nhĩ Kỳ. Bày tỏ sự trân trọng tới Bộ Quốc phòngBộ Công an của Việt Nam, Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ lúc đó là ông Haldun Tekneci đã từng nói: “Chúng tôi biểu dương và khen ngợi những nỗ lực hết sức dũng cảm, những đóng góp quên mình và những hành động vô cùng cao đẹp của người Việt Nam. Nghĩa cử cao đẹp này đã thể hiện rõ cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện sứ mệnh nhân đạo toàn cầu”.

Lời cảm ơn của ngài Đại sứ lúc đó đã không chỉ tiếp thêm động lực cho những chiến sĩ bộ đội và công an cống hiến hết mình cho công tác cứu hộ cứu nạn, mà còn chính là lời khẳng định tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái đối với bạn bè quốc tế mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn.

Sáng mãi tinh thần quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lúc sinh thời, Bác Hồ đã từng khẳng định: “Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệ khăng khít với nhau. Vì lẽ đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa tham gia phong trào ủng hộ hòa bình thế giới”.

Lời dạy ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt trong bối cảnh khi các quốc gia ngày càng cần đến sự hợp tác và tương trợ lẫn nhau để đối phó với thiên tai, thảm họa và xung đột.

Lịch sử đã chứng minh rằng, Việt Nam không chỉ là hình mẫu cho cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa, mà còn luôn sẵn sàng giúp đỡ các nước láng giềng, anh em. Trong quá khứ, lực lượng Việt Nam đã từng sát cánh cùng nhân dân các nước Campuchia, Lào trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, thể hiện quan điểm “giúp bạn là tự giúp mình”.

Bước vào thời bình, lực lượng quân đội và công an Việt Nam ngày càng khắc ghi những bài học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt với tư cách là một dân tộc đã trải qua nỗi đau mất mát từ chiến tranh và thiên tai. Chính vì vậy, việc nước ta cử lực lượng cứu hộ hỗ trợ nước bạn không chỉ là hành động nhân đạo, mà còn là cầu nối gắn bó giữa các dân tộc trên thế giới, giữa quá khứ đau thương và tương lai tươi sáng.

Lực lượng cứu nạn cứu hộ Việt Nam tại hiện trường vụ động đất Thổ Nhĩ Kỳ năm 2023. Ảnh: vufo.org.vn

Về phần mình, những người chiến sĩ bộ đội, công an cũng đã tiếp nối truyền thống của thế hệ đi trước, sẵn sàng rời xa gia đình, quê hương để thực hiện nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng. Các anh cũng chính là những sứ giả hòa bình, thể hiện lòng tốt và tinh thần không quản ngại khó khăn của người Việt Nam.

Sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các hoạt động cứu trợ nhân đạo còn góp phần lan tỏa chính sách nhân đạo, hòa bình, hợp tác của Đảng và Nhà nước, giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Đó cũng chính là cách thế hệ hôm nay làm theo lời dạy của Bác, sẵn sàng chung tay vì một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả các dân tộc trên toàn cầu.

Vào ngày 28/3, một trận động đất mạnh 7,7 độ richter đã xảy ra tại Myanmar, với tâm chấn cách thành phố Mandalay khoảng 20 km. Tính đến cuối ngày 29/3, chính quyền Myanmar xác nhận số nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất đã lên tới 1.644 người, với gần 2.400 người bị thương.

Mô hình dự đoán của Cơ quan Địa chất Hoa Kỳ ước tính số người chết ở Myanmar có thể vượt quá 10.000 người, tổn thất có thể hơn cả sản lượng kinh tế hàng năm của đất nước này.

Phú Quý
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công an

Tin cùng chuyên mục

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Khen Abbott, Ohui, Hoàng Tuấn chọn ở đâu khi phủ nhận hàng Việt?

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Đạo đức giá bao nhiêu?

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008