Thứ bảy 09/11/2024 03:24

Điều chỉnh giá điện, vẫn phải đảm bảo an sinh xã hội

Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện cần hài hoà lợi ích các bên và phải đảm bảo an sinh xã hội. Đó là nội dung chính tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề " Giá bán lẻ điện: Hài hòa lợi ích các bên" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều ngày 29/9.

Giá điện không vượt quá 1.747 đồng/kWh

Tại buổi tọa đàm ông Hoàng Văn Tùy, Phó trưởng ban Tài chính kế toán, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, cả ba phương án mà EVN đưa ra vẫn duy trì một nguyên tắc là giá điện không được tính vượt quá 1.747 đồng/kWh.

Cũng theo ông Tùy, Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, giá bán lẻ điện bình quân là 1.622,01 đồng/kWh và thực hiện với 4 nhóm khách hàng: sản xuất, cơ quan hành chính sự nghiệp, nhóm kinh doanh dịch vụ và điện sinh hoạt.

Mỗi nhóm sẽ có một mức giá bình quân, trong nhóm sinh hoạt hiện nay, giá bình quân của 6 bậc thang là 1.747 đồng/kWh và giá bình quân của nhóm điện sinh hoạt đã nằm trong giá bình quân chung 1.622,01 đồngđ/kWh; như vậy, hai mức giá này không có gì mâu thuẫn.

Do đó, với cả ba phương án mà EVN xây dựng, cho dù là phương án bậc thang lũy tiến hay đồng giá, thì vẫn duy trì một nguyên tắc là giá điện không được tính vượt quá 1.747 đồng/kWh.

Ngoài vấn đề về 3 cách tính giá điện, câu hỏi về việc "Bộ Công Thương có đồng ý cho ba tập đoàn đề nghị tăng giá điện để bù lỗ 12.000 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá hay không?” cũng được nhiều ý kiến quan tâm.

Lý giải về vấn đề này ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho hay, các chi phí phát điện bao gồm chi phí nhiên liệu (chi phí giá dầu, giá khí hoặc giá than), tỷ giá, chi phí truyền tải, phân phối và khâu phụ trợ.

Tỷ giá chỉ là một trong 4 yếu tố này. Khi xem xét tăng giá điện Bộ Công Thương phải xem xét tổng hòa cả 4 yếu tố. Hiện nay, chi phí cơ cấu nguồn phát đang thay đổi theo hướng giảm dần, từ giá dầu, giá than giảm, do vậy thay đổi giá điện vì tỷ giá là không phù hợp.

Ông Tuấn cũng cho rằng, các khoản chi phí đầu tư của các công trình ngoài ngành của EVN như bể bơi, sân tennis… không được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của đơn vị, do đó, các khoản chi phí này không nằm trong giá điện vừa thay đổi.

Đảm bảo an sinh xã hội

Đánh giá về Dự thảo Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện của EVN, GS,TS. Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam nêu quan điểm, dự thảo do EVN đưa ra đã đáp ứng quy trình Luật Điện lực, tuy nhiên từng phương án chi tiết cần phải xem xét.

Theo đó, phương án nhiều bậc thang không gây khó khăn trong việc ghi chỉ số công tơ, việc tính toán cũng không có gì phức tạp. Vì vậy phương án 6 bậc đưa ra cũng có lý nhưng có thể cải tiến ở chỗ rút ngắn số bậc. Hai bậc đầu giá gần nhau nên có thể gộp lại là một, kéo xuống 5 bậc.

Cũng theo ông Long, trong số 21 triệu hộ sử dụng điện hiện nay ở Việt Nam, có tới trên 46% hộ thuộc diện thu nhập trung bình, thu nhập thấp. Bởi vậy, việc chia giá bán lẻ điện theo bậc thang cần phải tính đến các số đối tượng sử dụng chính này, có như vậy mới không ảnh hưởng đến mức sống, thu nhập của phần lớn các hộ gia đình ở Việt Nam hiện nay.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, trong bối cảnh EVN đang nắm 95% trong khâu phân phối bán lẻ nên việc Bộ Công Thương giao cho EVN xây dựng đề án là hợp lý. Tuy nhiên, dù đề án giao cho EVN lập và nghiên cứu nhưng Cục Điều tiết điện lực sẽ là cơ quan quyết định phương án biểu giá điện bán lẻ mới. Cục Điều tiết điện lực sẽ đánh giá ưu và nhược điểm từng phương án, sẽ tổng hợp báo cáo cuối cùng xin ý kiến các bộ ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.

Phương án biểu giá điện mới một mặt sẽ bảo đảm giá bán điện cho từng bậc cao hơn giá thành sản xuất, kinh doanh điện, mặt khác khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm, đồng thời cũng không tác động nhiều đến người nghèo, người thu nhập thấp, đảm bảo an sinh xã hội”, ông Tuấn khẳng định.

Theo Bộ Công Thương, EVN phải xây dựng đề án biểu giá điện mới dựa trên sự rà soát lại những điểm bất hợp lý của biểu giá điện cũ, trong đó tập trung vào cải tiến biểu giá điện sinh hoạt phù hợp với phần đông người sử dụng điện hiện nay của Việt Nam là những người thu nhập thấp.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: An sinh xã hội

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp

Cà Mau: Hoạt động kinh tế 10 tháng đầu năm ghi nhận nhiều điểm sáng

Tháng 10, sản xuất công nghiệp tăng ở 59 địa phương trên cả nước

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Bộ Công Thương: Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp

Bình Thuận: Sở Công Thương hỗ trợ gỡ khó cho cụm công nghiệp Hầm Sỏi - Võ Xu

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

PMI Việt Nam tăng trưởng trở lại, tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp tăng tốc cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp thiết lập hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành nam châm vĩnh cửu, đất hiếm

Cần cơ chế đột phá phát triển ngành công nghiệp hoá dược

igus® mang đến giải pháp bền vững cho phòng sạch và tự động hóa tại triển lãm VIMF Bắc Ninh 2024

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch