Thứ hai 18/11/2024 13:21

Điện Biên: Bí xanh Tìa Dình xây dựng liên kết chuỗi

Những năm gần đây, bà con xã vùng cao Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã chuyển sang trồng bí xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mở rộng diện tích trồng bí xanh theo hướng hàng hóa

Hiện toàn xã Tìa Dình có khảng 100 ha diện tích đất trồng bí với trên 100 hộ dân tham gia, chủ yếu là bà con dân tộc Mông. Bí xanh là loại cây gắn bó với bà con xã Tìa Dình từ bao đời nay. Trước đây, người dân chủ yếu trồng tự phát, manh mún, phục vụ nhu cầu gia đình nên năng suất và sản lượng thấp, giá trị kinh tế chưa cao.

Từ năm 2018 trở lại đây, thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, xã Tìa Dình chú trọng phát triển, mở rộng diện tích trồng bí xanh theo hướng hàng hóa. Đây cũng là 1 trong 4 sản phẩm được huyện Ðiện Biên Ðông lựa chọn, xác định là sản phẩm chủ lực để đầu tư và phát triển.

Bí xanh Tìa Dình là sản phẩm chủ lực của huyện Điện Biên Đông

Giờ đây, cây bí xanh được trồng khắp nơi trên các nương, sườn đồi ở các thôn, bản của xã Tìa Dình thay cho cây sắn, ngô, lúa nương. Bí ở Tìa Dình không được trồng thành vườn, thành giàn mà để bò lan tự nhiên dưới mặt đất, xen canh với nhiều loại cây trồng khác. Sau khi thu hoạch, các hộ gia đình bán trực tiếp tại vườn cho hợp tác xã với giá tương đối ổn định từ 8.000 - 10.000 đồng/kg.

Thực tế cho thấy, nếu so sánh với các loại cây trồng khác như ngô, lúa nương, sắn…trên cùng một đơn vị diện tích thì bí xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 2 - 3 lần. Giống bí xanh Tìa Dình là loại bí ruột đặc, quả chắc và ăn rất thơm, dễ bảo quản, phù hợp với việc vận chuyển đi xa. Đây cũng là yếu tố thuận lợi trong khâu vận chuyển, bảo quản sản phẩm phân phối đi các tỉnh. Tuy nhiên, với người dân vùng cao thì tập quán canh tác là một trong những hạn chế lớn. Bà con đã quen lối canh tác truyền thống, trồng trên nương xen lẫn lúa mà chưa biết áp dụng kỹ thuật, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; chưa quen với hình thức liên kết theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, khâu tiêu thụ sản phẩm bí xanh Tìa Dình vẫn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là do bà con tự sản xuất và tiêu thụ.

Xây dựng liên kết chuỗi thông qua hợp tác xã

Để phát triển sản phẩm bí xanh và đặc biệt là hỗ trợ đầu ra cho người dân, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thành lập Hợp tác xã nông nghiệp CCO Ðiện Biên Ðông. Hợp tác xã đứng lên xây dựng liên kết chuỗi với sự tham gia của hơn 60 hộ dân để phát triển diện tích trồng bí xanh. Đồng thời, tập trung hướng dẫn bà con sản xuất theo hướng hàng hóa chất lượng cao áp dụng các tiêu chí của sản phẩm OCOP. Đến nay, Hợp tác xã nông nghiệp CCO Ðiện Biên Đông đã liên kết với người dân ở các xã, đào tạo về kỹ thuật sản xuất bí hàng hóa nhằm nâng cao chất lượng nông sản, đưa sản phẩm trở thành sản phẩm hàng hóa chất lượng cao. Hợp tác xã còn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con dân tộc đầu tư chăm sóc, mở rộng diện tích trồng và quan tâm đến các khâu từ thu hoạch, bảo quản nhằm giúp sản phẩm đảm bảo chất lượng khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Các thành viên hợp tác xã trồng bí theo tiêu chuẩn VietGAP

Cùng phát triển giống bí xanh đặc trưng của địa phương hiện nay còn có Hợp tác xã Hoa Ban (xã Thanh Yên). Ngoài hướng dẫn các thành viên sản xuất bí theo tiêu chuẩn VietGAP, Hợp tác xã Hoa Ban còn đứng ra bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Trong mối liên kết này, Hợp tác xã Hoa Ban chịu trách nhiệm đóng gói, dán tem theo đúng yêu cầu của đơn vị ký hợp đồng. Trung bình mỗi năm, Hợp tác xã Hoa Ban cung cấp cho các siêu thị 10 tấn bí. Điều đáng nói là từ khi bà con tham gia các hợp tác xã, tình trạng bí đầu ra đã được giải quyết. Hơn nữa, khi tham gia các hợp tác xã và bảo đảm quy trình sản xuất chính là điều kiện vững chắc để sản phẩm có thể đạt các tiêu chí trong chương trình OCOP.

Đặc biệt, các hợp tác xã còn liên kết với hệ thống siêu thị Vinmart (Hà Nội) và hệ thống siêu thị Hoa Ba (TP Điện Biên Phủ) đưa sản phẩm vào siêu thị. Các doanh nghiệp đã về tận nơi khảo sát tình hình, đánh giá chất lượng, nguồn cung và ký hợp đồng dài hạn với hợp tác xã. Từ hoạt động hiệu quả của các hợp tác xã, huyện Điện Biên Đông đang tích cực hỗ trợ các hợp tác xã này mở rộng diện tích, đồng thời hỗ trợ hoàn thiện các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ, chế biến để gia tăng giá trị sản phẩm.

Năm 2021, sản phẩm bí xanh Tìa Dình đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Cây bí xanh trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân Tìa Dình xóa đói, giảm nghèo.

Hương Giang
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Điện Biên

Tin cùng chuyên mục

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo