Dệt may tiếp tục hút vốn đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu

Sự phục hồi của thị trường cùng hiệu ứng từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) được cho là động lực thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp vào lĩnh vực nguyên phụ liệu của ngành dệt may Việt Nam trong các tháng qua.

Nhập khẩu nguyên phụ liệu gia tăng

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), mặc dù là nước xuất khẩu thuộc Top đầu thế giới song ngành dệt may Việt Nam vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày) vẫn tăng mạnh trong tháng 4 với 2,61 tỷ USD, tăng 14,6% so với tháng trước. Như vậy, trong 4 tháng qua tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này đạt 8,39 tỷ USD, tăng mạnh 22% (tương ứng tăng 1,51 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020.

Dệt may tiếp tục hút vốn đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu
Nguyên phụ liệu cho dệt may hiện vẫn phải nhập khẩu nhiều

Trong số này, vải các loại nhập khẩu đạt 4,39 tỷ USD, tăng 22,7% (tăng 813 triệu USD); nguyên phụ liệu dệt may da giày đạt 2,13 tỷ USD, tăng 24,6% (tăng 421 triệu USD); bông các loại đạt 996 triệu USD, tăng 13,1% (tăng 115 triệu USD) và xơ sợi dệt các loại đạt 875 triệu USD, tăng 23,3% (tăng 115 triệu USD).

Việc nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng cao được lý giải, do ngành dệt may gần đây đã phục hồi trở lại với khối lượng đơn hàng cao và doanh nghiệp cần nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất. Tuy nhiên nhận định của Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng, theo cam kết của các FTA, mà cụ thể là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam EU thì doanh nghiệp dệt may phải đáp ứng quy tắc xuất xứ về nguyên phụ liệu. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp cần tăng tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu trong nước, hoặc phải nhập từ các nước có FTA với EU như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng giá sẽ cao hơn từ 8-15%. Trong khi đó, lợi ích về cắt giảm thuế quan của EVFTA có thể chưa đủ bù đắp để dệt may Việt Nam có giá bán cạnh tranh so với đối thủ.

Trong bối cảnh đó, theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch của VITAS, việc đầu tư vào phần cung thiếu hụt là vô cùng cấp thiết để ngành may mặc Việt chủ động hơn trước những biến động của thị trường, nhất là giữa thời điểm đại dịch gây đứt gãy chuỗi cung như hiện nay.

Tăng đầu tư khắc phục phần cung thiếu hụt

Đáp ứng nhu cầu về phần cung thiếu hụt của ngành dệt may, thời gian gần đây đã có không ít dự án đầu tư mở rộng sản xuất xơ sợi, vải được cả doanh nghiệp trong nước lẫn quốc tế công bố. Chẳng hạn ngày 21/5 UBND tỉnh Bình Dương đã trao giấy chứng nhận điều chỉnh tăng thêm 610 triệu USD mở rộng năng lực sản xuất các sản phẩm xơ tổng hợp polyester, sản phẩm kéo sợi cotton cho Công ty TNHH Polytex Far Eastern thuộc Tập đoàn Far Eastern. Đây là một trong những dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành công nghiệp dệt may có quy mô lớn của Tập đoàn Far Eastern đầu tư vào Việt Nam sau khi doanh nghiệp này phát triển ở thị trường Trung Quốc và Đài Loan.

Dệt may tiếp tục hút vốn đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu
UBND tỉnh Bình Dương trao Giấy chứng nhận điều chỉnh tăng thêm 610 triệu USD cho Công ty TNHH Polytex Far Eastern

Cũng liên quan đến sản xuất xơ sợi, cuối tháng 4 vừa qua ông Đặng Triệu Hòa, Tổng giám đốc Công ty CP Sợi Thế Kỷ đã thông báo khởi động lại dự án nhà máy sản xuất sợi tổng hợp Unitex tại Tây Ninh. Đây là dự án có tổng công suất 60.000 tấn, tập trung vào phân khúc sợi tái chế, sợi có chất lượng cao và sợi đặc biệt. Dự án có tổng đầu tư khoảng 120 triệu USD và khi đi vào vận hành sẽ nâng công suất của Sợi Thế Kỷ lên gấp đôi.

Nhà máy khởi công xây dựng giai đoạn 1 từ năm 2021. Năm 2023, nhà máy đưa vào hoạt động giai đoạn 1 khởi công xây dựng giai đoạn 2. Đến năm 2025 thì hoàn thành giai đoạn 2. Nhà máy tập trung sản xuất sợi tái chế, sợi chất lượng cao, và sợi đặc biệt. Theo ước tính của Sợi Thế Kỷ, nhà máy mới sẽ giúp công ty đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm (CAGR) vào khoảng 20% trong giai đoạn 2021-2025.

Ngoài Sợi Thế Kỷ, Tổng công ty May Việt Tiến (VGG) gần đây đã lên kế hoạch đầu tư nhà máy vải thông qua việc thành lập Công ty TNHH Việt Thái Tech. Dự án Việt Thái Tech với tổng vốn đầu tư 20 triệu USD, là sự liên doanh hợp tác giữa VGG và 2 đối tác chiến lược là Luenthai và Newtech. Dự án này sẽ giúp VGG chủ động nguồn nguyên liệu và đáp ứng các yêu cầu khắt khe về chất lượng từ khách hàng. Do đó, sẽ giúp VGG dễ dàng gắn kết vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu hơn trong tương lai, góp phần cải thiện biên lợi nhuận của công ty.

Theo đánh giá của các chuyên gia, dự án Việt Thái Tech sẽ giúp VGG đáp ứng quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại trong tương lai. Bởi lẽ, hơn 13% tổng doanh thu năm 2020 của VGG đến từ doanh thu xuất khẩu sang EU, nên khi VGG đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ EVFTA, công ty sẽ có nhiều khả năng mở rộng xuất khẩu sang EU.

Cùng xu thế này, Công ty CP Dệt may đầu tư thương mại Thành Công (TCM) cũng có kế hoạch đầu tư nhà máy nhuộm và đan của dự án Vĩnh Long trong 2022 để hoàn thiện chuỗi cung ứng.

Với việc gia tăng đầu tư như hiện nay, các doanh nghiệp dệt may kỳ vọng trong tương lai gần ngành này sẽ chủ động được phần cung thiếu hụt, từ đó tận dụng tốt các FTA mà Việt Nam đã ký kết.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giải ngân đầu tư công: Kỳ vọng cao, áp lực lớn

Giải ngân đầu tư công: Kỳ vọng cao, áp lực lớn

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Vốn FDI giải ngân quý I/2025 cao nhất 5 năm qua

Vốn FDI giải ngân quý I/2025 cao nhất 5 năm qua

Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Hương - Cục trưởng Cục Thống kê, vốn FDI giải ngân trong quý I/2025 đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Làm gì để FDI công nghệ cao ‘đổ bộ’ Việt Nam?

Làm gì để FDI công nghệ cao ‘đổ bộ’ Việt Nam?

Chỉ cần có chính sách thu hút đầu tư một cách rõ ràng, Việt Nam sẽ nhanh chóng thu hút được dòng vốn FDI từ Hàn Quốc vào các lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Home Credit Việt Nam công bố chính thức kết quả kinh doanh ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2024 đạt 1.291 tỷ đồng, gấp 3,44 lần so với năm trước.
Cải cách thể chế: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Cải cách thể chế: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Hội thảo quốc tế "Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ trong lĩnh vực đầu tư" đề xuất giải pháp thúc đẩy dòng vốn.

Tin cùng chuyên mục

Nâng cấp năng lực hàng không: Cơ hội để Phú Quốc phát triển xứng tầm

Nâng cấp năng lực hàng không: Cơ hội để Phú Quốc phát triển xứng tầm

Phú Quốc có tốc độ phát triển du lịch nhanh nhất Đông Nam Á nhưng hạ tầng hàng không chưa đáp ứng nhu cầu. Đây là trăn trở của đảo ngọc trước thềm APEC 2027.
Tinh gọn bộ máy: Động lực cho mục tiêu tăng trưởng 2025

Tinh gọn bộ máy: Động lực cho mục tiêu tăng trưởng 2025

Ngoài ổn định kinh tế vĩ mô, đầu tư công, việc tinh gọn bộ máy, cơ cấu lại địa giới hành chính cũng là một động lực tăng trưởng quan trọng năm 2025.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn tham gia các dự án hạ tầng trọng điểm

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn tham gia các dự án hạ tầng trọng điểm

Các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn được tham gia sâu hơn vào các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm của Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia.
Doanh nghiệp kỳ vọng

Doanh nghiệp kỳ vọng 'cú huých' từ Nghị quyết 57/NQ-TW

Để đạt tăng trưởng 8% trở lên năm 2025, Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó ưu tiên thúc đẩy khoa học, công nghệ, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp.
Việt Nam chuẩn bị đón

Việt Nam chuẩn bị đón 'sóng' đầu tư từ Hoa Kỳ

Nhiều tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ như Apple, Intel, Coca-Cola và Nike sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Nhận diện xu hướng FDI vào Việt Nam trong năm 2025

Nhận diện xu hướng FDI vào Việt Nam trong năm 2025

Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2025 sẽ tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo.
Chính phủ đảm bảo cho nhà đầu tư có lợi nhuận hợp pháp tại Việt Nam

Chính phủ đảm bảo cho nhà đầu tư có lợi nhuận hợp pháp tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận hợp pháp tại Việt Nam.
Giá vàng hôm nay giảm, cẩn trọng khi mua vàng đầu tư

Giá vàng hôm nay giảm, cẩn trọng khi mua vàng đầu tư

Giá vàng hôm nay ngày 11/3 giảm đến nửa triệu đồng mỗi lượng. Giá vàng miếng tại SJC giảm 400.000 đồng chiều mua vào và giảm 500.000 đồng chiều bán ra.
USD suy yếu do ảnh hưởng của thuế quan, Yen tăng giá

USD suy yếu do ảnh hưởng của thuế quan, Yen tăng giá

Đồng USD khởi đầu tuần mới với xu hướng giảm sau khi ghi nhận mức thua lỗ đáng kể vào tuần trước do thị trường lao động Mỹ có dấu hiệu suy yếu.
Việt Nam thu hút 516 dự án FDI mới trong 2 tháng đầu năm 2025

Việt Nam thu hút 516 dự án FDI mới trong 2 tháng đầu năm 2025

2 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được 516 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký 2,19 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước tăng 21,7%

Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước tăng 21,7%

2 tháng đầu năm 2025, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 8,5% kế hoạch và tăng 21,7% so với cùng kỳ 2024.
Home Credit được vinh danh về tiên phong phát triển bền vững

Home Credit được vinh danh về tiên phong phát triển bền vững

Home Credit vừa có lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh ở giải thưởng này, tại hạng mục Doanh nghiệp tiên phong phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội toàn cầu
Dồn lực tăng trưởng: Cần cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân

Dồn lực tăng trưởng: Cần cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân

Cùng với đầu tư công, đầu tư tư nhân sẽ là yếu tố đẩy "bánh xe" kinh tế đi lên. Do đó, cần thêm cơ chế khuyến khích trong lĩnh vực này.
Bà Rịa - Vũng Tàu sắp tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu sắp tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư

Hội nghị xúc tiến đầu tư Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 21/3/2025, có khoảng 400 đại biểu tham dự.
Vốn FDI tập trung vào những địa phương có hạ tầng tốt

Vốn FDI tập trung vào những địa phương có hạ tầng tốt

Được đánh giá là điểm đến của dòng vốn FDI, tuy nhiên FDI đầu tư vào Việt Nam vẫn chỉ tập trung vào một số địa phương có hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi.

'Miếng bánh' FDI đang nhỏ dần: Giải pháp nào cho Việt Nam?

Mục tiêu thu hút FDI của Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh “miếng bánh” FDI toàn cầu đang bị thu nhỏ lại.
Quốc hội chốt đầu tư

Quốc hội chốt đầu tư 'siêu dự án' đường sắt, doanh nghiệp sẵn sàng

Việc Quốc hội chốt đầu tư 'siêu dự án' đường sắt đã mở ra 'sân chơi mới' cho các doanh nghiệp hạ tầng giao thông Việt Nam.
‘Giải mã

‘Giải mã' sóng đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Làn sóng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam đang rất sôi động và sẽ nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong thời gian tới.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam:

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: 'Gọi' vốn vào ngành bán dẫn

Nhằm ‘gọi' vốn vào ngành công nghiệp bán dẫn và công nghệ cao, NIC phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức “Diễn đàn đầu tư Việt Nam”.
Kế hoạch đầu tư công năm 2025 tăng hơn 84 nghìn tỷ đồng

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 tăng hơn 84 nghìn tỷ đồng

Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên trong năm 2025, kế hoạch đầu tư công năm 2025 có điều chỉnh tăng hơn 84 nghìn tỷ đồng.
Mobile VerionPhiên bản di động