'Miếng bánh' FDI đang nhỏ dần: Giải pháp nào cho Việt Nam?

Mục tiêu thu hút FDI của Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh “miếng bánh” FDI toàn cầu đang bị thu nhỏ lại.
Xuất khẩu sầu riêng dần chiếm ''miếng bánh'' thị phần tại Trung Quốc Vốn FDI sụt giảm, Trung Quốc đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài 3 lợi thế giúp Việt Nam thoát 'bẫy thu nhập trung bình'

Vốn FDI giải ngân lập kỷ lục

Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài năm 2024 cho thấy, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân tại Việt Nam đạt 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2023. Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Hương – Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, đây là mức vốn giải ngân FDI cao nhất từ trước đến nay, bất chấp vốn FDI đăng ký của năm 2024 giảm nhẹ 3% so với năm 2023 khi đạt 38,23 tỷ USD.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Hương: "Nếu quy đổi tiền Việt, vốn FDI thực hiện năm 2024 tăng hơn 10%, đây chính là những con số chứng minh với thế giới, khu vực về sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam".

'Miếng bánh' FDI đang nhỏ dần: Giải pháp nào cho Việt Nam?
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tháng 1/2025 tăng 2% so với cùng kỳ 2024. Ảnh minh họa

Tháng 1/2025, theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Việt Nam thu hút được 4,33 tỷ USD vốn FDI, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 1,51 tỷ USD, tăng 2% so với cùng thời điểm của năm 2024.

Thậm chí, chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, PGS-TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, nếu thống kê đầy đủ, dòng vốn FDI giải ngân tại Việt Nam còn tăng cao hơn con số được báo cáo.

"Dòng vốn FDI giải ngân mới là dòng vốn thực sự có ý nghĩa, vì đó là dòng vốn thực chất đi vào nền kinh tế" - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhận định.

Đặc biệt, theo các chuyên gia kinh tế, không chỉ vốn FDI giải ngân tăng, mà chất lượng dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam thời gian qua cũng được nâng cao khi FDI tập trung nhiều vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, bán dẫn, công nghệ. Nhiều tập đoàn công nghệ lớn của nước ngoài đã lựa chọn Việt Nam để đầu tư và có cam kết gắn bó lâu dài với Việt Nam.

Cũng theo PGS, TSKH Nguyễn Mại, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có sự ổn định về chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô và có nguồn nhân lực chất lượng cao đang dần được cải thiện. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam những năm qua rất quan tâm đến cải cách thể chế, cải thiện thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đây là những điều kiện rất quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc khi lựa chọn đầu tư vào Việt Nam.

Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội thu hút FDI. Ảnh minh họa
Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội thu hút FDI. Ảnh minh họa

Lo ngại “miếng bánh” FDI đang nhỏ dần

Mặc dù cơ hội để Việt Nam thu hút FDI đang rất lớn, tuy nhiên theo nhận định của PGS, TSKH Nguyễn Mại, mục tiêu thu hút FDI của Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh “miếng bánh” FDI toàn cầu đang thu nhỏ lại, một số quốc gia xuất khẩu đang có những chính sách để lôi kéo các tập đoàn trong nước quay trở lại đầu tư ở quốc gia của họ. Trong khi đó, các quốc gia tiếp nhận đầu tư lại đua nhau đưa ra những chính sách để cạnh tranh trong thu hút dòng vốn ngoại.

Việt Nam đã rất nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tuy nhiên thực tế cũng cho thấy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa thực sự hài lòng về môi trường đầu tư tại Việt Nam.

“Thủ tục hành chính còn rườm rà, cản trở đến hoạt động đầu tư kinh doanh và chưa hỗ trợ doanh nghiệp như tinh thần Chính phủ kiến tạo. Trong khi đó, các tập đoàn nước ngoài lớn đầu tư tại Việt Nam, họ cần một cơ chế hỗ trợ để giảm bớt thời gian triển khai các thủ tục” – PGS, TSKH Nguyễn Mại khẳng định.

Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 nêu quan điểm, chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa…

Nghị quyết 50-NQ/TW cũng đưa ra mục tiêu, hoàn thiện thể chế, chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài có tính cạnh tranh cao, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng. Tạo lập môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN 3 trước năm 2030.

Phấn đấu, vốn FDI đăng ký giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 150 - 200 tỷ USD (30 - 40 tỷ USD/năm); giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 200 - 300 tỷ USD (40 - 50 tỷ USD/năm). Vốn FDI thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 100 - 150 tỷ USD (20 - 30 tỷ USD/năm); giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 150 - 200 tỷ USD (30 - 40 tỷ USD/năm).

Theo các chuyên gia kinh tế, để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, đầu tư cho chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam cần nhanh chóng cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Từ đó, hướng tới xây dựng môi trường đầu tư với thủ tục đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp cận để hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án. Những giải pháp này không chỉ hỗ trợ Việt Nam thu hút FDI hiệu quả mà còn góp phần đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại, có cơ cấu kinh tế cao vào năm 2045.

Giai đoạn 2026-2030, Việt Nam đặt mục tiêu thu hút mỗi năm khoảng 40-50 tỷ USD vốn FDI, trong đó vốn FDI giải ngân đạt từ 30-40 tỷ USD mỗi năm.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thu hút đầu tư nước ngoài

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo công khai kết luận thanh tra vàng

Thủ tướng chỉ đạo công khai kết luận thanh tra vàng

Làm gì để doanh nghiệp miền Trung tiếp cận tín dụng xanh?

Làm gì để doanh nghiệp miền Trung tiếp cận tín dụng xanh?

Nghị quyết 68: Thêm động lực cho thị trường chứng khoán

Nghị quyết 68: Thêm động lực cho thị trường chứng khoán

Prudential ra mắt sản phẩm bảo hiểm mới, tối ưu quyền lợi tài chính

Prudential ra mắt sản phẩm bảo hiểm mới, tối ưu quyền lợi tài chính

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp Ấn Độ

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp Ấn Độ

Trải nghiệm đẳng cấp tại The SENS - Đặc quyền mới dành cho khách hàng VIP của VPBank

Trải nghiệm đẳng cấp tại The SENS - Đặc quyền mới dành cho khách hàng VIP của VPBank

Mirae Asset

Mirae Asset 'đãi cát tìm vàng' sau mùa báo cáo quý I/2025

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương

Tăng cường liên kết hệ thống quỹ tín dụng từ mô hình đại lý thanh toán

Tăng cường liên kết hệ thống quỹ tín dụng từ mô hình đại lý thanh toán

App ngân hàng hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

App ngân hàng hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Giải pháp tài chính đột phá cho người mua nhà: Vay 1 tỷ trả gốc 1 triệu đồng/tháng

Giải pháp tài chính đột phá cho người mua nhà: Vay 1 tỷ trả gốc 1 triệu đồng/tháng

Ngân hàng giải ngân gần 1.000 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Ngân hàng giải ngân gần 1.000 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Pi Network tăng giá: Cẩn trọng trước làn sóng đầu cơ mới

Pi Network tăng giá: Cẩn trọng trước làn sóng đầu cơ mới

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Từng bước gỡ

Từng bước gỡ 'mạng nhện sở hữu chéo' trong hệ thống ngân hàng

Mới nhất: Từ 1/7/2025 chi trả lương hưu qua ba hình thức

Mới nhất: Từ 1/7/2025 chi trả lương hưu qua ba hình thức

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thị trường bảo hiểm dần ấm lên, doanh nghiệp tìm lại đà tăng trưởng

Thị trường bảo hiểm dần ấm lên, doanh nghiệp tìm lại đà tăng trưởng

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch được đề cử HĐQT Vietravel

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch được đề cử HĐQT Vietravel