Thứ ba 26/11/2024 08:24

Đề xuất thực hiện chiến lược ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Văn phòng Chính phủ ngày 21/4/2022 có Văn bản số 2506/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc đề xuất thực hiện chiến lược ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày 23/3/2022, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc đăng ký gặp lãnh đạo Chính phủ để trình bày về đề xuất Chiến lược ngành công nghiệp ô tô Việt Nam theo xu hướng thế giới và góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.

Xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh và đóng góp ngày một đáng kể cho nền kinh tế

Cụ thể về vấn đề này, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao cho Bộ Công Thương gặp gỡ, trao đổi về các đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam để có giải pháp đồng bộ phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao; báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.

Với mong muốn xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh và đóng góp ngày một đáng kể cho nền kinh tế, đồng thời cũng bám sát với xu hướng công nghệ và sự chuyển đổi của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới, VAMA đề xuất trao đổi những nội dung: Chương trình phát triển xe ô tô sử dụng điện và lộ trình chuyển đổi từ xe chạy xăng, dầu sang xe sử dụng điện, chương trình hành động để thực hiện cam kết COP26; kiến nghị về những khó khăn trong quá trình thực hiện những quy định của Luật Bảo vệ môi trường liên quan đến sản phẩm hết niên hạn sử dụng và quy trình tái chế; đề xuất các chính sách để thúc đẩy thị trường, mở rộng sản xuất ô tô, công nghiệp phụ trợ trong nước.

Thời gian qua, Bộ Công Thương cũng kiên trì quan điểm thúc đẩy phát triển xanh là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất, thúc đẩy sử dụng các loại xe công nghệ xanh, thân thiện với môi trường của Việt Nam đòi hỏi phải có chính sách phù hợp cũng như vai trò của các công cụ kinh tế.

Trong đó có công cụ chính sách thuế để thúc đẩy việc sản xuất, sử dụng các loại sản phẩm hàng hóa thân thiện với môi trường, đặc biệt ngành công nghiệp ô tô, cần có các chính sách về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện và các dòng xe thân thiện với môi trường; chính sách thuế nhập khẩu và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu...

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được phê duyệt tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã xác định rõ “Khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường như xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện... đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và “phát triển ngành công nghiệp ôtô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông".

Mới đây, trong Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương nhằm triển khai cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, Bộ Công Thương cũng tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ chính, gồm:

Thứ nhất, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kiểm soát phát thải khí nhà kính theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật có liên quan, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Thứ hai, xây dựng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cam kết toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam.

Thứ ba, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển xe ô tô điện.

Trong đó, mục tiêu tổng thể của kế hoạch là nhằm hoàn thiện các cơ chế chính sách và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính cho toàn ngành Công Thương, kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải khí nhà kính lớn như các nhà máy nhiệt điện, các cơ sở sản xuất công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải khí nhà kính như thép, hóa chất, giấy, dệt nhuộm…

Cùng với đó, Bộ Công Thương tập trung xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cam kết của Việt Nam về việc chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch và xây dựng đề án thành lập Trung tâm năng lượng tái tạo; giảm dần việc sử dụng năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng xanh, năng lượng sạch; đồng thời xây dựng đề án đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển ô tô điện tại Việt Nam.

Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy