Thứ hai 25/11/2024 11:50

Đẩy mạnh xuất khẩu qua các nền tảng thương mại điện tử

Việc xuất khẩu hàng hoá qua các nền tảng thương mại điện tử sẽ mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Lợi ích lớn của doanh nghiệp

Chia sẻ thông tin tại cuộc tọa đàm đẩy mạnh xuất khẩu thông qua nền tảng thương mại điện tử do Tạp chí Công Thương tổ chức sáng 19/10 tại Hà Nội, bà Hoàng Thị Thanh Tâm - Giám đốc Công ty CP đầu tư và phát triển sáng tạo Đông Dương (Indochina) cho biết, quyết định kinh doanh trên sàn Alibaba.com từ tháng 9/2015 cho đến nay, kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử là phương thức hiệu quả trong những năm gần đây. Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đứng “Top 3” trong khu vực Đông Nam Á và khi sản phẩm của công ty phát triển trên sàn thương mại điện tử, Công ty được tiếp cận với khách hàng trên toàn cầu.

Toạ đàm đẩy mạnh xuất khẩu qua các nền tảng thương mại điện tử

“Trước đây thì chúng tôi thường tham gia những cuộc hỗ trợ, những cuộc triển lãm ở nước ngoài, mất rất nhiều thời gian và tốn rất nhiều chi phí thì bây giờ thông qua thương mại điện tử, doanh nghiệp và sản phẩm của chúng tôi được tiếp cận với khách hàng nhanh hơn và khách hàng có thể mua sản phẩm của chúng tôi đến từ tất cả các quốc gia trên thế giới” - bà Hoàng Thị Thanh Tâm nói.

Công ty CP đầu tư và phát triển sáng tạo Đông Dương (Indochina) là một trong những doanh nghiệp đã được hưởng lợi từ hoạt động xúc tiến xuất khẩu qua nền tảng thương mại điện tử.

Ông Nguyễn Thành Dương - Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại - Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua, nhận thấy tầm quan trọng của việc chuyển đổi số, Bộ Công Thương đã triển khai rất nhiều những hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại. Mục tiêu nòng cốt là tập trung xây dựng hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

Trong hệ sinh thái xúc tiến thương mại số, Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng những nền tảng số tương ứng đối với hoạt động mà xúc tiến thương mại trực tiếp để hỗ trợ những doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân có cơ hội xúc tiến thương mại trên môi trường số.

Nhiều doanh nghiệp được hưởng lợi từ xuất khẩu qua nền tảng thương mại điện tử

Trong những năm qua, Bộ Công Thương đã triển khai rất nhiều hợp tác với sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước như sàn thương mại điện tử Alibaba.com, Amazon.com, Tiktok, Tiki, Shopee, Lazada và Voso. Từ đó hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh kinh doanh hiệu quả trên thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương phối hợp với các sàn thương mại điện tử để xây dựng những gian hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới thúc đẩy giao dịch hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu thông qua sàn thương mại điện tử.

Ngoài ra, triển khai nhiều hoạt động hợp tác liên quan đến đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tại các địa phương. Trong giai đoạn từ năm 2021 cho tới nay, Bộ Công Thương đã triển khai được gần 40 khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng về kinh doanh trên nền tảng số, đặc biệt là kỹ năng bán hàng như livestream.

“Một ví dụ thể hiện tính hiệu quả của việc tập huấn là trong tháng 8 vừa rồi, khi triển khai một khóa đào tạo tại tỉnh Tiền Giang, Bộ Công Thương đã triển khai hỗ trợ đào tạo, tập huấn các hợp tác xã, hộ nông dân và các doanh nghiệp kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, tập trung vào kỹ năng livestream bán hàng. Trong buổi tập huấn hôm đó một doanh nghiệp bán mật ong livestream tại lớp khoảng hai tiếng đồng hồ thu về 7.192.000 đồng” – ông Nguyễn Thành Dương chia sẻ.

Khắc phục hạn chế

Theo bà Hoàng Thị Thanh Tâm, khi đưa sản phẩm ra thế giới, Indochina gặp khó khăn về niềm tin với khách hàng; thanh toán và bảo mật thông tin; logistics và chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, những vấn đề khác như: lệch múi giờ, ngôn ngữ, thị hiếu khách hàng… cũng là trở ngại.

Đánh giá về lợi thế xuất khẩu của sản phẩm Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Uyên - Giám đốc Marketing Công ty TNHH Alibaba.com Việt Nam cho biết, những thuận lợi của sản phẩm Việt Nam xuất khẩu là giá cả cạnh tranh; sản phẩm và mẫu mã phong phú; chất lượng đảm bảo. Ngoài ra, lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tự tin đẩy mạnh xuất khẩu qua thương mại điện tử.

Tuy nhiên, theo đại diện Alibaba.com, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lại thường gặp khó khăn về ngôn ngữ; thiếu kỹ năng marketing và sử dụng các công cụ hỗ trợ; logistics… trên thị trường quốc tế.

Để góp phần khắc phục những khó khăn này, ông Nguyễn Thành Dương cho biết, Cục Xúc tiến thương mại đang phối hợp với sàn thương mại điện tử Alibaba.com, xây dựng và phát triển “Gian hàng quốc gia Việt Nam” - Vietnam Pavilion trên sàn thương mại điện tử Alibaba.com. Mục đích là để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của Việt Nam tới khách hàng quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm Việt Nam ra thế giới.

Sàn thương mại điện tử này nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu vì có hơn 260 triệu người dùng, 47 triệu nhà mua hàng, doanh nghiệp trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đó là lý do Cục Xúc tiến thương mại quyết định hợp tác với sàn này.

Theo kế hoạch, “Gian hàng quốc gia Việt Nam” trên sàn thương mại điện tử Alibaba.com sẽ tập hợp 100 doanh nghiệp tiêu biểu tham gia. Cục Xúc tiến thương mại và sàn thương mại điện tử Alibaba.com chuẩn bị tuyển chọn 100 doanh nghiệp tiêu biểu để hiện diện tại Gian hàng quốc gia Việt Nam vào tháng 12/2023.

Bà Nguyễn Thị Phương Uyên thông tin thêm, doanh nghiệp cần trang bị thêm kiến thức để hiểu rõ về thị trường, mục tiêu và đối tượng khách hàng; marketing và sử dụng những công cụ marketing; sử dụng các công cụ bảo mật thông tin khách hàng; chủ động tiếp cận bán sản phẩm không cần thiết phải qua sàn thương mại điện tử.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam