Chủ nhật 11/05/2025 09:50

Dấu ấn COP26 và thách thức trong triển khai các cam kết

Tại Hội thảo “Dấu ấn COP26 và thách thức đặt ra đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm Việt Nam” tổ chức ngày 28/12/2021 tại Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng thách thức với các tổ chức và doanh nghiệp năng lượng Việt Nam là cả tài chính lẫn công nghệ.

Trên cơ sở nhận diện những thuận lợi và thách thức trong triển khai tại COP26, hội thảo là cơ hội để các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế cùng nhau trao đổi, đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và các dự án năng lượng có quy mô lớn để thực thi triển khai cam kết tại COP26.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam và các đối tác đã cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” (net - zero) vào năm 2050.

Trong một bước đi đầu tiên, ngày 21/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 2157/QĐ-TTg ngày 21/12 thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26; giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tăng cường điều phối các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu giữa các bộ, ngành, địa phương và hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển và các nước.

Việc thực hiện các cam kết tại COP26 bên cạnh những thuận lợi, theo các chuyên gia cần chủ động nhận diện những thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế sẽ gặp phải.

Phân tích về những thách thức mà Việt Nam trong tư cách một nước đang phát triển sẽ gặp phải, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Thị Diệu Trinh cho rằng, thách thức đặt ra cho các nước đang phát triển là mục tiêu huy động được 100 tỷ USD/năm cam kết từ 2015 “có thể” được thực hiện vào 2023 trong khi đó đại dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến khó lường, nền kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn.

Còn thiếu cơ chế minh bạch cung cấp tài chính từ các nước phát triển (để không tính trùng dòng về tài chính song phương, dòng về tài chính đa phương, dòng về huy động tài chính từ khu vực tư nhân, từ thị trường. Cùng với đó là vai trò của các ngân hàng phát triển và các ngân hàng thương mại tăng lên tuy nhiên đến nay điều kiện chưa rõ ràng"- TS. Nguyễn Thị Diệu Trinh nhìn nhận.

Một bài toán mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải giải trong việc cụ thể hoá các cam kết COP26 là giảm phát thải khí CO2. Ông Hà Đăng Sơn- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh đưa ra một số đề xuất nhằm giảm phát thải CO2 đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại Việt Nam.

Theo đó các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại Việt Nam cần có những chương trình tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp thuộc nhóm các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm để thực hiện tốt công tác kiểm kê và báo cáo. Các ngành liên quan cần nghiên cứu và đưa ra các hướng dẫn/định hướng cho các doanh nghiệp liên quan tới lộ trình net-zero của ngành mình.

Lộ trình net-zero cho các ngành cần chỉ rõ những hoạt động nào có thể tự thực hiện, và những hoạt động nào cần có sự hỗ trợ của quốc tế”. Cùng đó “các cơ chế, chính sách về tài chính – đặc biệt là tài chính carbon – có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy triển khai lộ trình net-zero”- chuyên gia này phân tích.

Một số chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể ở vào vị thế tận dụng tốt các dòng tiền cũng như công nghệ để cụ thể hoá các cam kết COP26 do vậy cần tận dụng tốt các ưu thế này. Tuy nhiên kinh nghiệm cũng cho thấy, cần thiết xây dựng cả hai kịch bản có tiền và không có tiền vẫn phải thực hiện cam kết.

Một thách thức nữa đặt ra cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm của Việt Nam là công nghệ năng lượng tiến triển rất nhanh trong khi đầu tư lớn, không dễ thu hồi được dòng tiền đã bỏ ra.

Quang Lộc

Tin cùng chuyên mục

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe