Thứ tư 27/11/2024 09:49

Đặt giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống lên hàng đầu

Những thay đổi về các chính sách trong giáo dục sẽ có tác động mạnh mẽ đến tương lai của đất nước. Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng XII có đoạn: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội…”.

Không ngừng cập nhật để đổi mới, cải tiến nội dung, phương pháp dạy và học sẽ giúp giáo dục Việt

Chưa bao giờ dư luận lại lo ngại nhiều đến thế về đạo đức của học sinh, sinh viên như hiện nay. Tư tưởng, nhận thức, lối sống là những vấn đề cần nhiều thời gian, kiên trì và dứt khoát để điều chỉnh. Chú trọng truyền đạt kiến thức, kỹ năng mà bỏ quên giáo dục đạo đức, lối sống thì sẽ đào tạo ra những người trẻ non nớt về kỹ năng sống, dễ dàng sa ngã trước những khó khăn.

NGUYỄN CẢNH HƯNG (Sinh viên Lớp CQ52/32.03, Khoa Quản trị kinh doanh, Học viện Tài chính)

Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học

Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XII của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI có viết: “Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học”.

Theo lý luận dạy học hiện đại, nội dung và phương pháp dạy học là 2 thành tố quan trọng của quá trình dạy học. Nội dung là sự cụ thể hóa mục tiêu đào tạo, quyết định đến chất lượng đào tạo. Phương pháp dạy học là sự vận động của nội dung, chuyển tải nội dung dạy học đến người học. Vì vậy, giữa nội dung và phương pháp dạy học luôn có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau.

Để thực hiện đổi mới nội dung gắn với đổi mới phương pháp dạy học, cần thực hiện: Nâng cao nhận thức của đội ngũ giảng viên về đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp. Đổi mới nội dung không chỉ thực hiện ở chương trình, giáo trình mà phải cụ thể ở từng chủ đề của từng giảng viên đảm nhiệm. Không ai nắm chắc nội dung chủ đề bằng giảng viên. Vì vậy, muốn đổi mới nội dung, và nội dung đó sẽ quyết định phương pháp, giảng viên phải đổi mới và nâng cao chất lượng chủ đề bài giảng. Các khoa phải phân công giảng dạy hợp lý, sát với khả năng, kinh nghiệm, có giảng viên giảng chính, giảng viên giảng phụ. Khuyến khích, động viên, tạo cơ hội để giảng viên tích cực đổi mới nội dung gắn với đổi mới phương pháp dạy học. Trong đánh giá phải có quan điểm ủng hộ những thử nghiệm, sáng tạo mới, dù chưa hoàn thiện.

Thượng tá, TS NGUYỄN XUÂN SINH (Chủ nhiệm bộ môn Khoa Sư phạm Quân sự, Học viện Chính trị)

Theo QĐND

Tin cùng chuyên mục

Báo Công Thương: Góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng

Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm”

Bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai

Không tính được đầu ra, sản phẩm giáo dục “ế ẩm”?

Phát huy sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước

Thể chế hóa quyền dân chủ để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, thanh tra, kiểm tra và phòng chống tham nhũng

Vì sao có cán bộ không dám nói 'tiếng dân'

Xây dựng con người - vấn đề quan trọng bậc nhất về văn hóa

Thông tin hội nhập là giải pháp quan trọng

Phát triển kinh tế biển, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo

'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều'

Coi trọng, đổi mới công tác dân tộc

Cần có chiến lược cải thiện tầm vóc và thể trạng người Việt Nam

"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"

Vấn đề then chốt trong công cuộc đổi mới

Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Tập trung trí tuệ, tâm huyết, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện quan trọng của Đảng

Vấn đề nhân sự trong xây dựng Đảng

Văn hóa - Nhân tố đảm bảo cho phát triển bền vững